Cân nặng thai nhi là một vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Việc theo dõi cân nặng trong suốt thai kỳ sẽ giúp đánh giá được sự phát triển của thai nhi, phát hiện những bất thường, từ đó có những biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Qua bài viết dưới đây, hãy cùng Bibo Mart tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi, bảng cân nặng chuẩn theo tuần và cách đảm bảo cân nặng thai nhi phát triển đúng tiêu chuẩn.

1. Cân nặng thai nhi là gì và tại sao cần theo dõi?
1.1 Cân nặng thai nhi là gì?
Cân nặng của thai nhi là một trong các chỉ số đánh giá sự phát triển của bé trong bụng mẹ. Chỉ số này phản ánh mức độ lớn lên của thai theo từng giai đoạn có đạt tiêu chuẩn hay không, giúp cho các bác sĩ theo dõi sức khoẻ của mẹ và bé, dự đoán những tình huống có thể xảy ra. Trọng lượng của em bé trong tử cung, thường được ước lượng qua siêu âm. Vì vậy, trong giai đoạn thai kỳ, các mẹ bầu luôn được khuyến khích nên đi siêu âm thường xuyên.

1.2 Tầm quan trọng của việc theo dõi cân nặng thai nhi
Cân nặng giúp đánh giá sự phát triển toàn diện của bé. Cân nặng tăng đều đặn và vừa phải cho thấy bé đang phát triển tốt.
Cần theo dõi cân nặng thai nhi thường xuyên để kịp thời phát hiện những bất thường như thai nhẹ cân hoặc quá cân. Nếu không kịp thời phát hiện có thể khiến tình trạng thai nhi ngày càng xấu đi và khó để giải quyết hơn.

Các chỉ số cân nặng cũng là cơ sở để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe phù hợp cho mẹ bầu trong từng giai đoạn của thai kỳ. Ngoài ra, dựa vào cân nặng của bé, các mẹ có thể lựa chọn phương pháp sinh phù hợp như sinh thường hoặc sinh mổ.
2. Bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần tuổi
Tùy thể trạng mà mỗi bé sẽ có cân nặng khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có một chuẩn mực mang tính khách quan về tiêu chuẩn cân nặng thai nhi theo tuần như sau:

Bảng cân nặng thai nhi chuẩn là công cụ hữu ích giúp mẹ bầu theo dõi sự phát triển của em bé trong bụng. Bằng cách so sánh các chỉ số đo được từ siêu âm với bảng chuẩn, mẹ có thể đánh giá được con có đang phát triển theo đúng lộ trình hay không, từ đó đưa ra những điều chỉnh cần thiết.
Bảng cân nặng trên chỉ mang tính chất tham khảo bởi cân nặng của từng bé có thể dao động tùy thuộc vào gen di truyền, sức khỏe của mẹ, và môi trường sống. Mẹ có thể tham khảo để biết được tình trạng của thai. Mẹ cũng không cần quá lo lắng nếu con có sự chênh lệch nhẹ so với bảng tiêu chuẩn. Tuy nhiên nếu thấy con chênh lệch cân nặng quá nhiều, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.

Nhìn chung, cân nặng trung bình được chia thành các giai đoạn
– Tam cá nguyệt thứ nhất (1-13 tuần): Bé có cân nặng rất nhỏ, chỉ vài gram.
– Tam cá nguyệt thứ hai (14-26 tuần): Bé phát triển nhanh, trung bình từ 100g đến 900g.
– Tam cá nguyệt thứ ba (27-40 tuần): Bé đạt trọng lượng từ 1kg đến 3.5kg.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi
Cân nặng của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Cụ thể:
3.1 Yếu tố từ mẹ bầu
Chế độ dinh dưỡng của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của con. Nếu mẹ không cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein, vitamin, khoáng chất,… thai nhi sẽ không nhận được đủ chất để phát triển, dẫn đến tình trạng nhẹ cân. Ngược lại, nếu mẹ dung nạp quá nhiều chất, đặc biệt là đường và chất béo sẽ khiến thai nhi tăng cân quá nhanh, gây ra các vấn đề sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Tình trạng sức khỏe của mẹ trước và sau khi mang thai cũng tác động đến cân nặng của con. Mẹ quá gầy hoặc quá béo khi mang thai đều có thể làm tăng nguy cơ thai bị nhẹ cân hoặc lớn quá so với tuổi thai. Một số bệnh lý như tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp sẽ khiến bé quá cân, hoặc mẹ bị thiếu máu, suy dinh dưỡng ngược lại sẽ làm em bé chậm phát triển.
Các thói quen sống không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu, hoặc căng thẳng thường xuyên cũng làm giảm cân nặng thai nhi.
>>Xem thêm: Vitamin mẹ bầu và sau sinh tốt nhất
3.2 Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của một thai nhi. Các gen được di truyền từ bố mẹ sẽ quyết định nhiều đặc điểm của con từ màu tóc, màu da, chiều cao, nguy cơ mắc một số bệnh lý và cả cân nặng. Cụ thể, một số gen di truyền sẽ quy định tiềm năng phát triển, mức độ hấp thu dưỡng chất và ảnh hưởng đến kích thước, trọng lượng của thai nhi.
3.3 Các yếu tố khác
Ngoài ra còn một số yếu tố như tuổi mẹ cao hoặc quá trẻ, số lần mang thai,… đều ảnh hưởng đến cân nặng em bé. Thông thường, con đầu lòng sẽ nhẹ cân hơn con thứ hai, thứ ba. Mẹ mang thai khi quá trẻ hoặc quá già, con sẽ không có điều kiện tốt để phát triển, nguy cơ nhẹ cân sẽ cao hơn. Giới tính của con cũng ảnh hưởng đến cân nặng vì cân nặng thai nhi bé trai thường nặng hơn bé gái. Ngoài ra, nếu con bị sinh non, sinh thiếu tháng nguy cơ nhẹ cân hơn tiêu chuẩn là rất cao.
4. Dấu hiệu cân nặng thai nhi không đạt chuẩn
Mẹ bầu nên chú ý đến những dấu hiệu sau để phát hiện sớm tình trạng nhẹ hay quá cân của con:

4.1 Thai nhi nhẹ cân
Nếu mẹ thấy con ít vận động, ít đạp bụng mẹ hoặc bụng mẹ nhỏ hơn so với tuổi thai cũng là dấu hiệu cho thấy con đang bị nhẹ cân. Ngoài ra, lượng nước ối quá ít cũng có thể là dấu hiệu nhẹ cân ở thai nhi. Để đảm bảo chắc chắn, mẹ nên đi siêu âm thường xuyên và so sánh chỉ số cân nặng của con với bảng cân nặng thai nhi chuẩn.
4.2 Thai nhi quá cân
Thai nhi quá cân là tình trạng kích thước thai nhi lớn hơn bình thường, điều này có thể dễ dàng phát hiện qua việc siêu âm và đo các chỉ số kích thước thai. Lượng nước ối bao quanh thai nhi quá nhiều cũng có thể là dấu hiệu của việc thai nhi tăng cân quá nhanh. Mẹ có thể cảm nhận qua việc thấy mẹ tăng cân quá nhiều so với mức bình thường trong thai kỳ, cảm giác con đạp mạnh và thường xuyên do thai nhi lớn, các cử động của bé có thể mạnh hơn.
5. Cách đảm bảo cân nặng thai nhi phát triển đúng chuẩn
Cân nặng đạt chuẩn sẽ đảm bảo cho bé được phát triển khoẻ mạnh. Để đảm bảo cân nặng cho con, mẹ cần chú ý đến một số yếu tố sau:
5.1 Dinh dưỡng hợp lý cho mẹ bầu

Mẹ bầu nên bổ sung đủ các nhóm chất gồm chất đạm, chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất. Đề đảm bảo đủ dinh dưỡng, các mẹ bầu được khuyến khích ăn các thực phẩm như cá hồi, trứng, sữa, rau xanh, trái cây tươi,… Mẹ nên hạn chế thức ăn nhanh, đồ ngọt, và đồ uống có cồn. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung thêm sữa bầu hàng ngày để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho suốt quá trình mang thai.
5.2 Chăm sóc sức khỏe toàn diện
Mẹ nên thường xuyên đi siêu âm thai cũng như kiểm tra sức khỏe thai kỳ định kỳ. Ngoài ra, nên làm thêm các xét nghiệm để phát hiện sớm tiểu đường thai kỳ ở mẹ và sàng lọc các bệnh cho con.

Mẹ bầu nên có một lối sống lành mạnh, giữ ấm cơ thể, ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng và tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ,… để con có một cơ hội phát triển tốt nhất. Mẹ nên tránh các thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày như thức khuya, hút thuốc lá, uống rượu bia, chất kích thích, caffeine,… Mẹ nên tránh hoạt động mạnh, làm việc quá sức mà nên ưu tiên nghỉ ngơi hợp lý trong các tháng thai kỳ.
5.3 Theo dõi cân nặng của mẹ
Cân nặng của mẹ cũng nên được theo dõi thường xuyên vì cân nặng mẹ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng thai nhi. Mẹ cần đảm bảo cân nặng mình tăng đều trong các tháng thai kỳ để con sinh ra được đủ cân và khỏe mạnh. Nếu thấy mẹ ít tăng cân hoặc tăng cân quá nhanh cần thay đổi chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp.

6. Câu hỏi thường gặp về cân nặng thai nhi
6.1 Cân nặng thai nhi trung bình ở tuần 20 là bao nhiêu?
Ở tuần 20, cân nặng trung bình của thai nhi thường dao động từ 320 – 340 gram. Tuy nhiên, đây chỉ là con số ước tính trung bình, có thể khác nhau tùy thuộc vào thể trạng của từng bé.

6.2 Thai nhi nhẹ cân có nguy hiểm không?
Thai nhi nhẹ cân có thể gây ra những nguy hiểm nhất định cho cả mẹ và bé. Bé có thể gặp phải nguy cơ sinh non, mắc một số bệnh như suy hô hấp, bệnh về tim mạch,… Đối với mẹ, cân nặng con quá nặng có thể làm mẹ khó sinh.
6.3 Làm thế nào để tăng cân cho thai nhi mà không gây béo phì cho mẹ?
Các mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành 5 – 6 bữa thay vì 3 bữa lớn. Ngoài ra, mẹ nên hạn chế đồ ăn nhiều tinh bột, bổ sung các vitamin, thay thế sữa bầu bằng sữa tươi không đường tách béo,…
6.4 Cân nặng thai nhi không đạt chuẩn có đáng lo không?
Khi cân nặng của bé giảm đột ngột, có thể bé đang gặp vấn đề về dinh dưỡng. Hoặc khi cân nặng bé tăng quá nhanh có thể là dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ. Đặc biệt khi cân nặng bé luôn thấp hơn so với mức trung bình, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách xử lý kịp thời.

Việc theo dõi cân nặng thai nhi trong suốt thai kì có một vai trò hết sức quan trọng. Qua đó, mẹ có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt kịp thời để con yêu phát triển tốt nhất. Bibo Mart chúc các mẹ có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh!