Nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ

dấu hiệu bệnh tay chân miệng

Trẻ nhỏ với hệ miễn dịch yếu ớt rất dễ trở thành đối tượng bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, trong đó có cả bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, không phải bậc cha mẹ nào cũng đủ kiến thức và kinh nghiệm để phát hiện con mình đang mắc bệnh. Bài viết dưới đây của Bibo Mart sẽ cung cấp một số dấu hiệu bệnh tay chân miệng và cách phòng chống, điều trị bệnh. Mời cha mẹ theo dõi!

 

1. Nguyên nhân trẻ bị nhiễm tay chân miệng

Tay chân miệng là một trong những bệnh truyền nhiễm rất phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là nhóm trẻ sơ sinh và trẻ học mầm non. Tác nhân chính gây ra căn bệnh này là sự tấn công của nhóm các virus đường ruột. Trong đó, Coxsackievirus A16 (nhóm A16) là chủng virus thường gặp nhất, không gây ra tổn hại nặng, biến chứng ít hoặc không đáng kể. Ngược lại, những trường hợp nhiễm chủng Enterovirus 71 (EV71) sẽ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm hơn về não bộ, tim mạch, hô hấp; trường hợp nguy kịch có thể bị tử vong.

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi

Mầm bệnh tay chân miệng có thể lây lan nhanh chóng thông qua nước bọt khi nói chuyện hoặc hắt xì, giọt bắn từ mụn nước bị vỡ hay phân của trẻ bị bệnh. Do đó, bệnh dễ dàng bùng phát thành dịch ở nhóm trẻ đi học mẫu giáo hoặc thường xuyên vui chơi ở nơi công cộng. Mùa cao điểm của dịch tay chân miệng thường diễn ra từ tháng 3-5 và từ tháng 9-12 hàng năm.

>>> Xem thêm: Bệnh tay chân miệng ở trẻ: Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

 

2. Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ theo từng giai đoạn

Bệnh tay chân miệng thường chia thành 4 giai đoạn với những dấu hiệu cụ thể như sau:

2.1. Giai đoạn ủ bệnh

Đây là giai đoạn mầm bệnh bắt đầu xâm nhập vào cơ thể sau khi bị lây nhiễm từ môi trường bên ngoài. Giai đoạn này có thể kéo dài từ 3-7 ngày mà không có bất cứ biểu hiện nào.

 

2.2. Giai đoạn khởi phát

Giai đoạn này, bệnh nhi bắt đầu gây ra những triệu chứng đầu tiên như có cơn sốt nhẹ; đau rát miệng và vòm họng; bé quấy khóc, không chịu ăn uống; ngoài ra có thể kèm theo tiêu chảy. Những biểu hiện này có thể kéo dài từ 1-2 ngày, khiến cơ thể bé bị suy nhược nhanh chóng.

Thực tế, nhiều bậc cha mẹ có thể nhầm lẫn những dấu hiệu này với việc bé bị ốm sốt hay rối loạn tiêu hóa thông thường. Điều này dẫn tới việc tự ý cho bé uống các loại thuốc không phù hợp; thậm chí có thể gây phản tác dụng với sức khỏe của bé.

Bé bị tay chân miệng sẽ sốt nhẹ
Nhiệt kế điện tử Omron MC-246

2.3. Giai đoạn toàn phát

Trong 3-10 ngày kế tiếp, cơ thể trẻ bắt đầu xuất hiện những biểu hiện điển hình của bệnh. Có những vết loét đỏ xuất hiện nhiều trên niêm mạc miệng và lưỡi gây cảm giác bỏng rát, khiến bé bỏ ăn, bỏ bú. Vùng da lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông đều xuất hiện các nốt ban đỏ chứa dịch nước bên trong; nhưng không gây đau ngứa. Bé có thể bị sốt nhẹ liên tục.

Nhiều bé nhiễm phải chủng virus gây bệnh nặng có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm trong giai đoạn này. Một số triệu chứng có thể kể đến như: mạch đập nhanh, thở khò khè, sốt cao liên tục, trẻ ngủ li bì, ủ rũ; thậm chí là hôn mê, co giật… Nguy cơ tổn hại các hệ thần kinh, hô hấp và tuần hoàn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.

Dấu hiệu tay chân miệng
Giai đoạn toàn phát, mọi triệu chứng bệnh đều biểu hiễn rõ rệt

2.4. Giai đoạn lui bệnh

Đây là giai đoạn cơ thể dần hồi phục nếu trẻ bị mắc bệnh thể nhẹ. Sau 7-10 ngày chăm sóc tại nhà, trẻ hết sốt, các vết viêm loét da dần lành lại.

Tuy nhiên, với những bé nhiễm tay chân miệng cấp độ 2 trở lên, nếu không được đưa đến các cơ sở y tế để điều trị kịp thời thì sẽ rất dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Giai đoạn lui bệnh càng bị gián đoạn, sức khỏe của bé sẽ càng yếu đi.

 

3. Các biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ

Hiện nay Việt Nam chưa có vắc-xin chống tay chân miệng. Do đó để phòng ngừa bệnh này, cha mẹ nên chủ động thực hiện một số biện pháp sau:

  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Thường xuyên rửa tay bằng các loại xà phòng diệt khuẩn nhiều lần trong ngày.
  • Giữ vệ sinh không gian sống và không gian vui chơi của trẻ. Thường xuyên quét, lau dọn nhà cửa và những bề mặt mà trẻ thường xuyên tiếp xúc như mặt bàn, ghế ăn, đồ chơi, tay nắm cửa,…
  • Đảm bảo an toàn vệ sinh khi trẻ ăn uống. Rửa và sơ chế thật sạch thực phẩm trước khi chế biến. Cho trẻ ăn chín, uống sôi. Không nên cho bé ăn bốc tay, không để trẻ ngậm mút ngón tay. Rửa tay thật sạch cho trẻ trước và sau khi ăn.
  • Đảm bảo vệ sinh trong không gian trường lớp. Không để trẻ dùng chung cốc, bát, thìa hay đồ chơi, khăn, quần áo, chăn gối của nhau. Cho trẻ nghỉ học nếu dịch bệnh có diễn biến lây lan nhanh chóng, phức tạp.
  • Thường xuyên theo dõi và phát hiện kịp thời các dấu hiệu bệnh đầu tiên của trẻ. Chủ động cách ly trẻ tại nhà, không để con đến trường hoặc các khu vui chơi công cộng để tránh lây nhiễm cho trẻ khác. Chủ động thông báo về tình hình bệnh của con tới thầy cô, phụ huynh khác để mọi người cùng nhanh chóng vệ sinh khử khuẩn lớp học và tạm ngưng đưa các bé đến trường nếu cần thiết.
Nước rửa bình
Tích cực khử khuẩn các vật dụng bằng Nước rửa bình sữa và rau quả Dnee 500ml

4. Khi nào cần đưa trẻ bị tay chân miệng đến bệnh viện?

Tay chân miệng có thể chia ra thành 4 cấp độ từ nhẹ đến nặng. Trong trường hợp trẻ có những dấu hiệu nguy cấp dưới đây, cha mẹ hãy ngay lập tức đưa con đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

  • Bé sốt cao liên tục dù đã thực hiện đầy đủ các biện pháp hạ sốt, kèm theo tình trạng tiêu chảy hoặc nôn ói.
  • Bé bị khó thở, hơi thở nông hoặc thở khò khè, hô hấp khó khăn.
  • Nhịp tim và huyết áp tăng nhanh, cơ thể lạnh, tím tái.
  • Bé thường xuyên giật mình hoặc co giật, ngủ li bì, mất nhận thức.

>>> Xem thêm: Bệnh tay chân miệng ở trẻ: Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

 

Tay chân miệng là một trong những căn bệnh truyền nhiễm ở trẻ nhỏ có tỷ lệ rất cao tại nước ta. Ngay khi phát hiện những dấu hiệu bệnh tay chân miệng,  Bibo Mart khuyên cha mẹ nên lập tức liên hệ tới các bác sĩ, chuyên gia y tế để được tư vấn và chữa trị kịp thời cho bé. Chúc bé khỏe, cả nhà cùng an tâm!