Con mới bắt đầu ăn dặm, nên chọn loại rau quả nào?

Rau củ quả là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ dồi dào cho cơ thể. Đây là thực phẩm không thể thiếu khi bé bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên, trong muôn vàn các loại rau củ, mẹ nên chọn loại rau nào cho thực đơn ăn dặm của bé? Cách chế biến ra sao để vừa đảm bảo dinh dưỡng cho bé, vừa thuận tiện nhất cho mẹ? Mẹ hãy tham khảo một vài gợi ý sau của chuyên gia Bibo Care nhé!

1. Thực đơn ăn dặm cho bé 4-6 tháng

Ở giai đoạn mới bắt đầu tập cho bé ăn dặm, mẹ chỉ nên chọn các loại rau lành tính, ít có nguy cơ gây dị ứng cho bé. Các loại rau củ quả nên thật mềm, dễ ăn và dễ tiêu; có vị ngọt nhẹ tương tự sữa mẹ hoặc sữa công thức cho bé dễ làm quen với thức ăn mới.

Bé bắt đầu ăn dặm nên ăn rau củ quả gì?
Bơ dễ ăn và giàu chất béo có lợi, kích thích phát triển não bộ của trẻ
Chứa nhiều vitamin và khoáng chất, lại khá “lành” với hầu hết trẻ em, bơ là lựa chọn hoàn hảo cho các bé mới bắt đầu tập ăn dặm. Bơ ngon là những trái có màu xanh đậm, vỏ xù xì, thô ráp. Khi lắc sẽ nghe được tiếng hột rung bên trong. Phần thịt bơ gần vỏ nhất sẽ có màu xanh lá và chuyển vàng dần khi càng tiến tới hột bơ.
Cách chế biến:
  • Bước 1: Lựa một quả bơ chín, lột vỏ, loại bỏ những chỗ có tì vết.
  • Bước 2: Cắt bơ thành từng miếng nhỏ, nghiền nhuyễn mịn.
  • Bước 3: Mẹ có thể trộn thêm một chút bột sữa để bé dễ ăn.

Đậu cô-ve, đậu đũa, đậu Hà Lan

Các loại đậu đều chứa nhiều chất xơ và nước, giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động ổn định, trơn tru. Đậu que, đậu Hà Lan, đậu cove,… đều rất dễ tìm, thậm chí mẹ có thể tự trồng tại nhà để nấu ăn dặm cho bé.
  • Bước 1: Với đậu tươi, cắt bỏ 2 đầu và tước xơ 2 bên; sau đó rửa sạch. Nếu dùng đậu đông lạnh, rã đông theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
  • Bước 2: Hấp hơi hoặc luộn chín cho đến khi đậu mềm. Nếu dùng đậu hoàn lan, mẹ nên tách hạt ra khỏi vỏ trước khi hấp.
  • Bước 3: Xay nhuyễn phần đậu đã chín mềm. Dùng phần nước còn lại sau khi hấp/ luộc đậu để pha loãng hỗn hợp cho bé dễ ăn hơn.
Lưu ý dành cho mẹ: Đậu cô-ve và đậu hoàn lan thường rất khó để xay mịn hoàn toàn; thế nên tốt nhất mẹ nên dùng máy xay thay vì dùng ray hoặc dằm nát bằng muỗng. Ngoài ra, sau khi xay, mẹ có thể lọc lại hỗn hợp một lần nữa để bớt lợn cợn.

Bí đỏ

bé ăn dặm với bí đỏ
Bí đỏ nghiền cho bé ăn dặm
Ngoài beta-caroten tốt cho sự phát triển thị giác của trẻ; bí đỏ còn chứa vitamin C, K, B9, B3 và nhiều loại khoáng chất quan trọng như canxi, sắt, magie, phốt pho…
  • Bước 1: Cắt đôi quả bí và vét sạch hạt
  • Bước 2: Đổ nước vào nồi, mực nước cao khoảng 2,5cm rồi úp mặt nửa trái bí xuống đáy nồi
  • Bước 3: Bỏ nồi vào lò nướng 400 độ và nướng trong vòng 40 phút cho đến khi vỏ nhăn lại và thịt bí mềm rồi múc thịt bí ra khỏi vỏ
  • Bước 4: Nếu không muốn dùng lò nướng, mẹ có thể cắt bí thành từng miếng, hấp hơi hoặc luộc cho đến khi bí chín mềm.
  • Bước 5:  Ray/xay nhuyễn/dằm nát phần thịt bí rồi thêm nước lọc vào để hỗn hợp mịn và loãng hơn

Khoai lang

Khoai lang là loại củ chứa nhiều tinh bột giúp bé no lâu; lại ngọt thanh dễ ăn và chế biến được thành nhiều món ăn ngon miệng. Mẹ có thể dùng khoai lang nghiền để bé học làm quen với kết cấu sánh mịn của cháo/bột ăn dặm sau này.

  • Bước 1: Rửa sạch, lấy nĩa găm lên để tạo thành vài lỗ nhỏ cho khoai mau chín rồi cho vào giấy bạc quấn lại. Với lò vi sóng, mẹ có thể dùng giấy bọc nhựa quấn khoai lại hoặc chỉ cần nhúng củ khoai vào nước mà không cần quấn giấy bọc rồi quay trong vòng 8 phút hay cho đến khi khoai mềm.
  • Bước 2: Cho khoai đã quấn giấy bạc vào lò nướng 210 độ C và nướng trong khoảng 30 phút hay cho đến khi khoai mềm.
  • Bước 3: Xay nhuyễn mịn phần thịt khoai. Với khoai nướng, nên lột vỏ sạch trước khi xay. Nếu không muốn dùng lò nướng, mẹ có thể hấp hoặc luộc chín khoai. Phần nước luộc khoai có thể được sử dụng để làm loãng hỗn hợp cho bé dễ ăn hơn.

2. Thực đơn cho bé ăn dặm 6-8 tháng

Bí đao

Bước 1: Rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành từng lát hay miếng nhỏ
Bước 2: Hấp bí đến khi mềm rồi ray/xay nhuyễn
Bước 3: Thêm chút nước để pha loãng hợp hợp cho bé dễ ăn

Cà rốt

bé ăn dặm với cà rốt
Mẹ có thể cho bé ăn cà rốt nghiền hoặc uống nước ép cà rốt đều rất tốt
Bước 1: Gọt vỏ và cắt thành từng khoanh nhỏ
Bước 2: Cho cà rốt vào dụng cụ hấp rồi đổ nước vừa đủ rồi hấp cho đến khi nà cà rốt mềm
Bước 3: Ray/xay nhuyễn cà rốt rồi thêm chút nước để pha loãng hỗn hợp cho bé dễ ăn
Với cà rốt, mẹ không nên dùng phần nước còn lại sau khi hấp để pha loãng thức ăn cho những bé dưới 8 tháng để tránh trường hợp nitrat ngấm vào trong thức ăn.
Phòng Tư vấn và Đào tạo – Bibo Care

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *