Triệu chứng cúm A: nhận biết sớm để phòng ngừa hiệu quả

Triệu chứng cúm A có sự tương đồng với cảm lạnh thông thường khiến nhiều người chủ quan. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh cúm A đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị hiệu quả, giúp kiểm soát bệnh tốt hơn, giảm nguy cơ biến chứng và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Bài viết dưới đây của Bibo Mart sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về dấu hiệu bệnh và những lưu ý trong quá trình điều trị bệnh cúm A.

triệu chứng cúm A
Phát hiện kịp thời các triệu chứng cúm A giúp hạn chế các biến chứng nguy hiểm

1. Cúm A là gì? 

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm A gây ra. Bệnh có thể lây lan nhanh chóng từ người này sang người khác thông qua các giọt bắn khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.

Virus cúm A có nhiều chủng khác nhau và liên tục biến đổi để tạo ra các chủng mới. Đó là lý do chúng ta cần tiêm vắc xin cúm hàng năm. Mỗi năm vắc xin cúm lại được điều chỉnh để chống lại những chủng vi rút đang lưu hành, mang lại hiệu quả phòng bệnh tốt hơn.

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính

Bất kỳ ai cũng có thể mắc cúm A, nhưng một số đối tượng có hệ miễn dịch yếu sẽ có nguy cơ cao hơn như trẻ em dưới 5 tuổi, người già trên 65 tuổi, người có bệnh mãn tính, phụ nữ có thai,…

2. Các triệu chứng cúm A thường gặp 

Các triệu chứng của bệnh cúm A rất dễ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường. Vì vậy, nắm được các dấu hiệu sớm của bệnh sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị kịp thời.

2.1. Dấu hiệu cúm A ở người lớn

Ở người lớn, các triệu chứng cúm A thường xuất hiện đột ngột và kéo dài từ vài ngày đến một tuần hoặc hơn. Những triệu chứng dễ nhận biết bao gồm:

– Sốt cao đột ngột, thường là trên 38 độ C kèm theo đau đầu, mệt mỏi, uể oải

– Ho khan, đau họng, sổ mũi

– Một số trường hợp có thể cảm thấy đau nhức cơ thể, có cảm giác ớn lạnh

– Ngoài ra, người mắc virus cúm còn có thể bị rối loạn tiêu hoá như nôn ói, tiêu chảy,…

Dấu hiệu cúm A ở người lớn
Dấu hiệu cúm A ở người lớn

2.2 Dấu hiệu cúm A ở trẻ nhỏ

Các triệu chứng cúm A ở trẻ nhỏ tương tự như người lớn, nhưng đôi khi khó nhận biết hơn. Các dấu hiệu thường gặp ở trẻ nhỏ bao gồm:

– Sốt cao đột ngột, kéo dài trên 38 độ C

– Ho, nghẹt mũi

– Lừ đừ, quấy khóc, bỏ bú, ít vận động

– Nôn trớ, tiêu chảy

Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng nguy cơ cao mắc cúm A
Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng nguy cơ cao mắc cúm A

Cúm A triệu chứng có thể giống với cảm lạnh thông thường nhưng thường nặng hơn và xuất hiện đột ngột hơn. Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và người lớn tuổi có nguy cơ cao bị biến chứng nặng do cúm A. Vì vậy, nên cần đặc biệt lưu ý và đưa người bệnh đến cơ sở y tế ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ.

3. Các biến chứng có thể gặp và lưu ý khi chăm sóc người bị cúm A

3.1. Các biến chứng có thể gặp phải

Cả người lớn và trẻ em đều có thể gặp biến chứng nếu không được chữa trị kịp thời, tuy nhiên trẻ em và người lớn tuổi sẽ có nguy cơ cao hơn gặp các biến chứng như:

– Viêm phổi là biến chứng thường gặp nhất, viêm phổi có thể dẫn đến suy hô hấp hoặc thậm chí là tử vong.

– Viêm tai giữa thường gặp ở trẻ em, đây là tình trạng nhiễm trùng ở tai giữa, gây đau tai, chảy mủ tai và giảm thính lực.

– Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm các xoang cạnh mũi, gây nghẹt mũi, chảy nước mũi và khó thở và thường tái phát vào thời điểm giao mùa.

Cúm A có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm
Cúm A có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm

– Một số biến chứng nguy hiểm khác như viêm não, viêm cơ tim, nhiễm trùng huyết,…

– Đặc biệt, với trẻ nhỏ có thể bị hội chứng Reye nếu trong quá trình điều trị cúm A có sử dụng aspirin để hạ sốt. Đây là hội chứng đặc biệt nghiêm trọng, có thể gây tổn thương não và gan, có thể dẫn đến tử vong.

3.2. Những lưu ý khi chăm sóc người bị cúm A

– Không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị cúm A, vì thuốc kháng sinh không có tác dụng đối với vi rút.

– Nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc và chăm sóc sức khỏe để đảm bảo quá trình điều trị hiệu quả và an toàn.

Những lưu ý khi chăm sóc người bị cúm A
Những lưu ý khi chăm sóc người bị cúm A

– Cần cách ly bệnh nhân để tránh lây lan dịch.

– Cho người bệnh uống nhiều nước, nghỉ ngơi và ăn uống đủ dinh dưỡng.

– Vệ sinh cá nhân, nhà ở thường xuyên.

– Người chăm sóc cần đeo khẩu trang y tế và rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh.

4. Cách điều trị cúm A 

Điều trị cúm A nhằm làm giảm triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và rút ngắn thời gian bệnh. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe người bệnh mà có thể điều trị tại nhà hoặc tại cơ sở y tế.

4.1. Phương pháp điều trị tại nhà 

Trong trường hợp cúm A nhẹ, có thể áp dụng các biện pháp sau để giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn:

– Sử dụng thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Bổ sung đủ nước, có thể uống nước lọc, nước trái cây, ăn cháo, súp. Hoặc uống thêm oresol nếu tình trạng mất nước kéo dài.

Trường hợp cúm nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị cúm A tại nhà
Trường hợp cúm nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị cúm A tại nhà

– Nên duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn thức ăn giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường miễn dịch. Kết hợp với nghỉ ngơi đầy đủ.

– Cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay thường xuyên, cách ly người bệnh để tránh lây nhiễm cho người khác trong gia đình.

– Sau từ 2 – 3 ngày không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí nặng hơn cần đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ.

4.2. Phương pháp điều trị tại cơ sở y tế

Tại cơ sở y tế, bệnh nhân cúm A sẽ được các bác sĩ thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Một số loại thuốc được chỉ định để giảm triệu chứng cúm A bao gồm thuốc kháng virus (Tamiflu), thuốc hạ sốt, thuốc giảm ho,… Ngoài ra một số phương pháp điều trị hỗ trợ như truyền dịch, thở oxy, máy thở.

Trong quá trình điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân được theo dõi sát các chỉ số sinh tồn như mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở. Việc chăm sóc toàn diện giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

5. Các biện pháp phòng ngừa cúm A hiệu quả

5.1. Tiêm vắc xin cúm

Tiêm vắc xin cúm hàng năm là phương pháp phòng cúm hiệu quả nhất

Tiêm vắc xin cúm giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại các chủng vi rút cúm, giảm nguy cơ mắc bệnh và hạn chế biến chứng nguy hiểm nếu không may mắc phải. Đây là một biện pháp được cho là hiệu quả nhất. Vì vậy, nên tiêm vắc xin cúm hàng năm, đặc biệt là cho trẻ em, người có hệ miễn dịch yếu, người có bệnh mãn tính,…

5.2. Vệ sinh cá nhân, đảm bảo không gian sống sạch sẽ, thông thoáng

Thường xuyên vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với các bề mặt công cộng. Che miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay khi ho hoặc hắt hơi, sau đó rửa tay sạch sẽ để tránh lây nhiễm chéo. Ngoài ra, không nên khạc nhổ bừa bãi và hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Rửa tay cho bé đúng cách để tránh lây nhiễm chéo
Rửa tay cho bé đúng cách để tránh lây nhiễm chéo

Đối với không gian sống, nên thường xuyên vệ sinh, lau chùi các bề mặt tiếp xúc bằng các loại chất khử khuẩn. Giữ cho không gian sống thông thoáng để không khí lưu thông.

5.3. Hạn chế tiếp xúc 

Trong mùa dịch cúm, việc hạn chế tiếp xúc xã hội là một biện pháp quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Điều này bao gồm việc tránh đến những nơi tập trung đông người, nơi có nguy cơ lây nhiễm cao. Nếu bắt buộc phải đến những nơi như vậy, hoặc khi chăm sóc người bệnh, nên sử dụng khẩu trang y tế và khử khuẩn thường xuyên để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.

Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người
Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người

5.4. Bổ sung chất để tăng đề kháng

Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, từ đó phòng ngừa cúm A hiệu quả. Nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và trái cây. Tập thể dục thường xuyên cũng là phương pháp phòng bệnh hiệu quả. Ngoài ra, nên tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh, ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái.

6. Các câu hỏi thường gặp về cúm A

6.1 Cúm A sốt mấy ngày?

Người mắc cúm A thường sốt từ 2 - 3 ngày
Người mắc cúm A thường sốt từ 2 – 3 ngày

Thời gian sốt do cúm A khác nhau tùy thuộc vào từng người và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trung bình, người bệnh thường sốt cao trên 38 độ C trong khoảng 2 – 3 ngày, có thể kéo dài 5 – 7 ngày nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, với trẻ em, người lớn tuổi và người có hệ miễn dịch kém cơn sốt có thể kéo dài hơn bình thường.

6.2 Cúm A có nguy hiểm không?

Câu trả lời là Có. Mặc dù những triệu chứng của bệnh có thể dễ dàng thuyên giảm nếu sử dụng thuốc hợp lý. Tuy nhiên cũng rất dễ để lại biến chứng nếu không được điều trị kịp thời và nhanh chóng. Trong một số trường hợp, cúm A có thể dẫn đến tử vong.

6.3 Cúm A có lây không và lây qua đường nào?

Cúm A là bệnh truyền nhiễm và có khả năng lây lan rất cao. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, thông qua các giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc với các bề mặt bị nhiễm vi rút, sau đó chạm vào mũi, miệng hoặc mắt.

6.4 Người mắc cúm A nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Người mắc cúm A nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, vitamin (đặc biệt vitamin C) như cháo, súp, cơm mềm, rau xanh, trái cây (cam, chanh, bưởi…). Uống nhiều nước (lọc, trái cây, oresol). Kiêng đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, quá ngọt, đồ uống có cồn, chất kích thích (bia, rượu, cà phê…).

Phần kết

Việc nhận biết sớm dấu hiệu của cúm A là vô cùng quan trọng để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm. Hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.

Hy vọng bài viết của Bibo Mart đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về triệu chứng cúm A. Hãy theo dõi và cập nhật thường xuyên thông tin sức khỏe để có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc!

Xem thêm:

Cúm A: Dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị bệnh hiệu quả

Thuốc Tamiflu mua ở đâu, công dụng và liều dùng khuyến nghị

Tải App Bibomart để mua hàng thuận tiện hơn!
Mã QR
App store
Google Play
TỔNG ĐÀI (8:00-22:00) Hotline 1800 68 86 (Miễn phí)