Tam cá nguyệt là gì – mẹ bầu đã biết chưa?

Với các mẹ mang thai lần đầu, khái niệm tam cá nguyệt là gì nghe có vẻ khó hiểu nhưng rồi bạn sẽ làm quen với nó thường xuyên thôi. Hãy cùng các chuyên gia BiBo Care đi tìm hiểu ngay về tam các nguyệt nhé !

Giải thích khái niệm tam cá nguyệt

Dân gian thường gọi quãng thời gian mang thai của bà bầu là “mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày”. Còn hiện nay lại chia thai kỳ của mẹ bầu thành 3 giai đoạn: 
  • Tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu thai kỳ) : Bắt đầu từ ngày đầu của kỳ kinh cuối cho đến hết tuần thứ 13.
  • Tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa) : Bắt đầu từ tuần thứ 14 – 27 của thai kỳ
  • Tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối) : Bắt đầu từ tuần thứ 28 – 40 (hoặc kết thúc khi mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ sinh nở)

 

 

Tam cá nguyệt là gì?
Tam cá nguyệt là gì?

Với chị em lần đầu làm mẹ thắc mắc tam cá nguyệt là gì là điều không tránh khỏi

Như vậy mỗi tam cá nguyệt thường kéo dài trong 3 tháng. Khi hiểu rõ được cách phân chia các giai đoạn thai kỳ này, chị em bầu bí sẽ dễ dàng theo dõi được tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Cụ thể là những lưu ý về các mốc khám thai cần thiết, chế độ dinh dưỡng, …..
Với cách giải thích trên chắc chắn mẹ bầu nào thắc mắc tam cá nguyệt là gì rồi đúng không nào

Tam cá nguyệt đầu tiên – Mẹ và bé cùng khởi động

Những gì là đầu tiên luôn khiến người ta thấy ấn tượng với cảm xúc bồi hồi và khó quên. Dù là bạn đang mang thai và trải nghiệm sinh nở đi chăng nữa thì giai đoạn đầu tiên khi biết mình làm mẹ vẫn là điều tuyệt vời nhất.
Ở giai đoạn 3 tháng đầu mang thai, đặc biệt là trong 4-7 tuần đầu tiên, mẹ bầu sẽ có buổi đi khám thai đầu tiên để chắc chắn mẹ đã mang thai. Điều này sẽ được tiến hành bằng phương pháp siêu âm đầu dò âm đạo hoặc siêu âm vùng bụng. Tiếp theo mẹ sẽ được kiểm tra cân nặng, huyết áp và được bác sĩ tư vấn những lời khuyên cụ thể về chế độ dinh dưỡng, bổ sung vitamin …..
Tam cá nguyệt thứ 1: Quá trình mang thai 3 tháng đầu
Quá trình mang thai 3 tháng đầu
Bước sang tuần thứ 10 – 12, mẹ bầu nhất thiết thực hiện việc siêu âm đo độ mờ da gáy. Mục đích của việc này là để phát hiện sớm nguy cơ mắc Hội chứng Down cho bé yêu. Nếu để quá muộn tính chính xác của kết quả sẽ không còn.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng được bác sĩ cho biết ngày dự kiến sinh dựa vào ngày đầu của kỳ kinh cuối hoặc thông qua các chỉ số siêu âm để ước đoán tuổi thai. Một số chị em sẽ trải qua cảm giác ốm nghén vô cùng mệt mỏi nhưng một số khác thì không. Tuy nhiên, đa phần đều sẽ ổn định sức khỏe sau khi bước sang tuần 11-12 của thai kỳ.

Tam cá nguyệt thứ hai – Sức khỏe ổn định

Tạm biệt sự khó chịu của những cơn ốm nghén. Giờ đây bạn đã bắt đầu quen với việc có một em bé nhỏ trong cơ thể mình.
Tam cá nguyệt thứ 2 nên ăn gì và kiêng gì dành cho mẹ bầu?
Mẹ bầu phải bổ sung đủ các dưỡng chất trong giai đoạn này
Chiếc bụng bầu sẽ mỗi ngày một lớn hơn. Ngược lại với tam cá nguyệt thứ nhất thì đây là thời điểm để bổ sung nhiều dinh dưỡng. Mục đích là đảm bảo thai nhi được cung cấp đủ các chất cần thiết như protein, axit folic, canxi, sắt, thực phẩm giàu chất xơ. Ngoài ra mẹ hãy uống đủ nước để đảm bảo đủ ối của bé yêu.

Tam cá nguyệt thứ ba – Chặng đường về đích

Sau bao ngày mong ngóng cũng đến lúc mẹ và bé sắp sửa gặp nhau. Bước vào tháng thứ 7 của thai kỳ các mẹ nên chuẩn bị sẵn sàng các đồ dùng cần thiết cho việc đi sinh bao gồm: chọn bệnh viện sinh con, lên danh sách đồ đi sinh,…
Giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 và những điều mẹ bầu nên biết
Giai đoạn cuối cùng khi mang thai
Tháng cuối cùng mang bầu (tuần 37 – 40) nhiều chị em sẽ cảm thấy nặng nề, khó chịu. Cảm giác mệt mỏi kết hợp với sự nôn nóng mong gặp con. Tuy nhiên, bạn cần giữ tinh thần thoải mái hơn và nghỉ ngơi nhiều. Khi có dấu hiệu chuyển dạ thì cần nhập viện chuẩn bị sinh.
Trên đây là tất cả những thông tin về tam cá nguyệt. Hy vọng với những thông tin trên mẹ sẽ nắm rõ được các mốc quan trọng khi mang thai. BiBo Mart chúc các mẹ một hành trình mang thai an toàn, khoẻ mạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *