Những dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ và cách phòng tránh

Tiểu đường thai kỳ là một tình trạng khá phổ biến ảnh hưởng đến nhiều mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Khi mắc phải, mẹ sẽ gặp khó khăn trong kiểm soát đường huyết, gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe cả mẹ và bé. Tuy nhiên, dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ có thể xuất hiện khá âm thầm khiến mẹ bầu dễ dàng bỏ qua. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu này và có biện pháp phòng ngừa kịp thời là rất quan trọng. Cùng Bibo Mart tìm hiểu rõ hơn về tiểu đường thai kỳ và cách phòng tránh trong bài viết dưới đây nhé.

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng chuyển hóa glucose bị rối loạn trong giai đoạn mang thai. Khi đó, cơ thể không sản xuất đủ insulin để kiểm soát đường huyết. Điều này làm cho lượng đường trong máu tăng cao hơn so với mức bình thường.

Tiểu đường thai kỳ có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào trong suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên, bệnh thường gặp nhất vào 3 tháng cuối. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng cho mẹ và bé.

Tiểu đường tohai kỳ do rối loạn chuyển hóa glucose xảy ra trong giai đoạn mang thai
Tiểu đường thai kỳ do rối loạn chuyển hóa glucose xảy ra trong giai đoạn mang thai

2. Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ 

Tuyến tụy có chức năng tiết ra insulin giúp điều hòa đường huyết. Khi mang thai, cơ thể mẹ cần năng lượng nhiều hơn dẫn đến sử dụng nhiều đường. Để cân bằng lượng đường tăng cao, cơ thể mẹ cần tiết thêm insulin. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hoàn thành chức năng này.

Trong thời gian thai kỳ, nhau thai tiết ra hormone hỗ trợ thai nhi phát triển. Tuy nhiên, các hormone này ảnh hưởng đến quá trình sản xuất insulin. Khi insulin không đủ, đường huyết sẽ tăng dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

Những trường hợp mẹ bầu có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ
Những trường hợp mẹ bầu có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ

Những trường hợp mẹ bầu có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao như:

– Phụ nữ mang thai ở độ tuổi từ 35 trở lên thừa cân, béo phì

– Trong gia đình từng có người mắc bệnh tiểu đường

– Mẹ bầu trước có tiền sử bất dung nạp glucose

– Thai phụ đã từng sinh con nặng trên 4kg

– Mẹ bầu mắc hội chứng buồng trứng đa nang

– Có tiền sử sản khoa bất thường (sảy thai, thai lưu, sinh non…)

3. Những dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ thường gặp

Tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng rõ ràng nhưng một số dấu hiệu mẹ bầu có thể gặp phải như:

3.1 Khát nước và đi tiểu nhiều hơn so với bình thường

Khi lượng đường trong máu cao, cơ thể sẽ đào thải glucose qua nước tiểu. Quá trình này làm mất nước, gây cảm giác khát liên tục. Mẹ bầu sẽ uống nước nhiều hơn để bù lại lượng nước bị mất, đồng thời cũng đi tiểu thường xuyên hơn.

Khát nước liên tục là một trong những dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ
Khát nước liên tục là một trong những dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ

3.2 Mệt mỏi, uể oải không rõ nguyên nhân

Mệt mỏi là một trong các dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ thường gặp. Khi mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, cảm giác uể oải sẽ kéo dài và không giảm dù không vận động quá nhiều. Nguyên nhân là do cơ thể không sử dụng glucose hiệu quả, khiến các tế bào thiếu năng lượng.

3.3 Thị lực giảm sút, nhìn mờ

Tiểu đường thai kỳ có thể làm giảm thị lực, gây ra tình trạng nhìn mờ ở mẹ bầu. Nồng độ glucose cao gây sưng thủy tinh thể, làm giảm khả năng tập trung ánh sáng lên võng mạc. Điều này dẫn đến triệu chứng mờ mắt hoặc suy giảm thị lực.

Mờ mắt khi mang thai là một trong các dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ
Mờ mắt khi mang thai là một trong các dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ

3.4 Tăng cân nhanh nhưng cơ thể luôn cảm thấy đói

Mặc dù mẹ bầu không tăng khẩu phần ăn, lượng glucose dư thừa sẽ chuyển hóa thành mỡ, dẫn đến tăng cân nhanh. Tuy nhiên, cơ thể luôn cảm thấy đói do không đủ năng lượng từ glucose, tạo ra một vòng luẩn quẩn.

3.5 Nhiễm trùng nấm men tái phát nhiều lần

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ dễ mắc các nhiễm trùng nấm men, đặc biệt là nấm Candida và nhiễm trùng tiết niệu. Đường huyết cao làm tăng nguy cơ vi khuẩn và nấm phát triển, khiến các nhiễm trùng này tái phát nhiều lần.

3.6 Vết thương lâu lành hơn bình thường

Khi đường huyết không được kiểm soát, cơ thể mẹ bầu sẽ gặp khó khăn trong việc tự phục hồi. Các vết thương sẽ lâu lành do khả năng miễn dịch suy giảm và giảm khả năng cung cấp oxy cho các mô tổn thương. Đây là một trong những dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ mà mẹ nên chú ý.

Đường huyết không được kiểm soát khiến vết thương lâu lành
Đường huyết không được kiểm soát khiến vết thương lâu lành

3.7 Buồn nôn và ói mửa giống nghén nhưng nghiêm trọng hơn

Mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng buồn nôn và nôn mửa giống như nghén nhưng kéo dài và nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là do cơ thể không thể chuyển hóa glucose hiệu quả, dẫn đến cảm giác buồn nôn và khó chịu.

Mẹ bầu có thể bị buồn nôn kéo dài
Mẹ bầu có thể bị buồn nôn kéo dài

4. Các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ trong thai kỳ mà còn có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Nếu không được phát hiện sớm các dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ và kiểm soát kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường.

Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng
Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng

4.1 Những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ

Tiểu đường thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu trong thai kỳ và sau khi sinh. Một số biến chứng phổ biến mẹ có thể gặp phải như:

– Tăng huyết áp và tiền sản giật: tiểu đường thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp dẫn đến tiền sản giật. Đây là một tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

– Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2: mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 sau sinh, đặc biệt nếu không kiểm soát tốt đường huyết.

– Suy giảm chức năng thận: đường huyết cao kéo dài có thể ảnh hưởng đến chức năng thận, làm tăng nguy cơ suy thận sau sinh.

4.2 Ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi

Tiểu đường thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn tác động trực tiếp đến sự phát triển của bé.

Tiểu đường thai kỳ của thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi
Tiểu đường thai kỳ của thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi

Các nguy cơ tiềm ẩn bao gồm:

– Thai nhi quá lớn: lượng glucose dư thừa từ mẹ đi qua nhau thai khiến bé phát triển quá mức. Điều này làm tăng khả năng sinh khó hoặc phải sinh mổ.

– Hạ đường huyết sau sinh: bé có thể bị hạ đường huyết do lượng insulin trong cơ thể cao. Tình trạng này cần được theo dõi và xử lý ngay sau sinh.

– Tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường: trẻ sinh ra từ mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao bị béo phì và mắc tiểu đường type 2 khi trưởng thành.

– Vấn đề về hô hấp: bé có thể gặp hội chứng suy hô hấp do phổi chưa phát triển đầy đủ. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của trẻ.

5. Những biện pháp giúp phòng tránh tiểu đường thai kỳ

Kiểm soát tiểu đường thai kỳ đúng cách giúp mẹ bầu giảm nguy cơ biến chứng. Dưới đây là những phương pháp hiệu quả giúp duy trì đường huyết ổn định.

5.1 Chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết. Mẹ bầu cần:

Mẹ cần có chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất
Mẹ cần có chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất

– Hạn chế tinh bột và đường đơn: tránh thực phẩm chứa đường tinh luyện như bánh kẹo, nước ngọt.

– Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: rau xanh, ngũ cốc nguyên cám giúp ổn định đường huyết và cải thiện tiêu hóa.

– Chia nhỏ bữa ăn: ăn 5-6 bữa nhỏ trong ngày giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

– Bổ sung protein và chất béo tốt: ưu tiên thịt nạc, cá, trứng, sữa không đường và các loại hạt.

>>>Xem thêm: Top 5 loại sữa cho mẹ bầu tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

5.2 Duy trì vận động hợp lý

Việc vận động nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể mẹ sử dụng glucose hiệu quả hơn. Mẹ bầu có thể:

Mẹ bầu nên tạo thói quen vận động nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày
Mẹ bầu nên tạo thói quen vận động nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày

– Đi bộ 30 phút mỗi ngày: hoạt động đơn giản này giúp ổn định đường huyết và tăng cường sức khỏe.

– Tập yoga hoặc bơi lội: các bài tập nhẹ giúp giảm căng thẳng và kiểm soát cân nặng.

– Tránh vận động quá sức: mẹ bầu chỉ nên tập luyện vừa phải, phù hợp với thể trạng.

5.3 Kiểm soát cân nặng hợp lý

Việc tăng cân quá mức có thể làm gia tăng tình trạng kháng insulin, khiến đường huyết khó kiểm soát hơn.

Nguyên tắc tăng cân an toàn khi mang thai phụ thuộc vào chỉ số BMI trước khi mang thai. Với mẹ bầu có BMI bình thường, mức tăng cân khuyến nghị là từ 10 – 12kg. Nếu mẹ thừa cân hoặc béo phì, mức tăng nên giới hạn trong khoảng 5 – 9kg để giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Ngược lại, nếu mẹ nhẹ cân, việc tăng 12 – 16kg là hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi.

Việc tăng cân quá mức khiến đường huyết khó kiểm soát hơn
Việc tăng cân quá mức khiến đường huyết khó kiểm soát hơn

5.4 Test đường thai kỳ định kỳ

Việc test đường thai kỳ định kỳ giúp phát hiện sớm tiểu đường thai kỳ, từ đó có biện pháp kiểm soát kịp thời. Thông thường, mẹ bầu sẽ được chỉ định xét nghiệm tiểu đường thai kỳ trong khoảng tuần 24 – 28. Tuy nhiên, nếu có yếu tố nguy cơ như tiền sử gia đình, từng bị tiểu đường thai kỳ, bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra sớm hơn.

Test đường thai kỳ định kỳ sẽ giúp mẹ giảm nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ
Test đường thai kỳ định kỳ sẽ giúp mẹ giảm nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ

Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có thể dao động tùy thuộc vào địa phương và cơ sở y tế:

– Tại các bệnh viện công, mức chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường nằm trong khoảng 200.000 – 400.000VNĐ.

– Tại bệnh viện tư, chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có thể từ 500.000 – 800.000VNĐ.

Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ dao động tùy thuộc vào địa phương

Trước khi mang thai, mẹ nên khám sức khỏe tổng quát để đánh giá chỉ số đường huyết, cân nặng, huyết áp. Nếu có tiền sử tiểu đường trong gia đình hoặc từng bị rối loạn đường huyết, mẹ cần trao đổi với bác sĩ để phòng ngừa.

Việc thay đổi lối sống từ trước khi mang thai cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nguy cơ. Duy trì cân nặng hợp lý, ăn uống lành mạnh và tập luyện thường xuyên giúp tăng độ nhạy insulin, giảm khả năng mắc bệnh. Nếu mẹ có tiền sử thừa cân, việc giảm 5-10% trọng lượng cơ thể trước mang thai có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ.

6. Những câu hỏi thường gặp liên quan đến tiểu đường thai kỳ

Bên cạnh các dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ, nhiều mẹ bầu lo lắng về thời điểm xuất hiện, cách xét nghiệm và cách kiểm soát bệnh. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về tiểu đường thai kỳ và giải đáp chi tiết.

 

Những thắc mắc phổ biến về tiểu đường thai kỳ
Những thắc mắc phổ biến về tiểu đường thai kỳ
>>>Xem thêm: 6 Dấu hiệu chuyển dạ mẹ cần ghi nhớ để chào đón bé yêu

6.1 Thai phụ có thể mắc tiểu đường thai kỳ trong 3 tháng đầu không?

Tiểu đường thai kỳ thường diễn ra trong giai đoạn giữa và cuối thai kỳ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, mẹ bầu có thể có những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ ngay từ 3 tháng đầu.

Thông thường, tiểu đường thai kỳ xảy ra trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba (từ tuần 24 trở đi). Tuy nhiên, một số mẹ bầu có thể xuất hiện dấu hiệu bệnh từ 3 tháng đầu. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm đường huyết sớm để phát hiện và kiểm soát bệnh kịp thời. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy đường huyết cao, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

6.2 Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ vào tháng thứ mấy?

Thời điểm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường được khuyến nghị trong khoảng tuần 24 – 28 của thai kỳ. Đây là giai đoạn mà cơ thể mẹ bắt đầu có sự thay đổi rõ rệt về hormone, làm tăng nguy cơ kháng insulin và rối loạn đường huyết.

Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ trong khoảng tuần 24 - 28 của thai kỳ
Nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ trong khoảng tuần 24 – 28 của thai kỳ

6.3 Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ lấy máu mấy lần?

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ lấy máu mấy lần sẽ phụ thuộc vào phương pháp xét nghiệm. Có hai phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ phổ biến, mỗi phương pháp có số lần lấy máu khác nhau:

Xét nghiệm glucose máu lúc đói

– Mẹ bầu cần nhịn ăn từ 8 – 12 giờ trước khi lấy máu xét nghiệm.

– Nếu kết quả đường huyết lúc đói vượt quá 92 mg/dL, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose để chẩn đoán chính xác hơn.

Xét nghiệm glucose máu lúc đói
Xét nghiệm glucose máu lúc đói

Xét nghiệm dung nạp glucose (OGTT)

Phương pháp này là cách chẩn đoán tiểu đường thai kỳ chính xác nhất hiện nay. Mẹ bầu sẽ được lấy máu 3 lần:

– Lần 1: Lấy máu khi đói trước khi uống dung dịch chứa 75g glucose.

– Lần 2: Lấy máu sau 1 giờ uống glucose.

– Lần 3: Lấy máu sau 2 giờ uống glucose.

Nếu một trong ba kết quả vượt ngưỡng cho phép, mẹ sẽ được chẩn đoán mắc đái tháo đường thai kỳ và cần theo dõi chặt chẽ hơn trong suốt thai kỳ.

6.4 Mẹ bầu nên làm gì khi có dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối?

Nếu phát hiện dấu hiệu tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp kiểm soát sau:

– Theo dõi chỉ số đường huyết hàng ngày để kịp thời phát hiện bất thường. Mẹ nên kiểm tra đường huyết lúc đói và sau ăn để đảm bảo mức đường huyết luôn ổn định.

– Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý: hạn chế tinh bột từ cơm trắng, bún phở… Thay thế nước ngọt và nước ép trái cây bằng nước lọc hoặc nước ép từ rau củ ít đường. Sử dụng sữa bầu ít đường để đảm bảo dinh dưỡng mà không làm tăng đường huyết.

– Duy trì thói quen vận động nhẹ nhàng như đi bộ sau ăn 30 phút, tập yoga cho bà bầu để giúp cơ thể chuyển hóa đường tốt hơn.

– Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh căng thẳng để không làm ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết.

 

 

Mẹ bầu nên nghỉ ngơi đầy đủ
Mẹ bầu nên nghỉ ngơi đầy đủ
>>>Xem thêm: Các dấu hiệu nguy hiểm trong 3 tháng cuối thai kỳ

6.5 Người bị tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu không?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ vẫn có thể uống sữa bầu, nhưng cần lựa chọn loại sữa ít đường, không chứa quá nhiều carbohydrate. Một số loại sữa bầu dành riêng cho mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể giúp cung cấp canxi, DHA, protein và các vitamin thiết yếu mà không làm tăng đường huyết đột ngột.

Mẹ có thể tham khảo bảng tiêu chí sau:

Chỉ số Tiêu chí
Chỉ số đường huyết (GI) < 55
Hàm lượng carbohydrate <20g/100ml
Hàm lượng chất béo <10% tổng năng lượng
Hàm lượng canxi >1.000mg/ngày
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể sử dụng sữa bột ít đường
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể sử dụng sữa bột ít đường

Kết luận

Tiểu đường thai kỳ có thể kiểm soát nếu mẹ bầu phát hiện sớm và thực hiện các biện pháp phù hợp. Việc duy trì chế độ ăn uống khoa học, theo dõi đường huyết thường xuyên sẽ giảm nguy cơ biến chứng cho mẹ và bé.

Tiểu đường thai kỳ có thể kiểm soát nếu mẹ bầu phát hiện sớm
Tiểu đường thai kỳ có thể kiểm soát nếu mẹ bầu phát hiện sớm

Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ nắm rõ được những dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ. Mẹ bầu cần chủ động thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ để có kế hoạch chăm sóc thai kỳ an toàn. Nếu được quản lý tốt, tiểu đường thai kỳ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng và mẹ hoàn toàn có thể sinh con khỏe mạnh. Theo dõi ngay Bibo Mart để biết thêm những thông tin hữu ích khác nhé!

👉Nhanh tay tải App Bibo Mart mua sắm dễ dàng, săn ưu đãi mỗi ngày:

– Hàng trăm Hotdeal cực sốc

– Cơ hội nhận Voucher đặc biệt

– Tích lũy Bixu đổi quà, đổi Voucher mua hàng cực chất

🎁 Đặc biệt khách hàng lần đầu tải App:

– Tặng ngay 30.000 Bixu – Đổi quà siêu dễ

– Tặng thêm Voucher mua hàng 20K

Tải App Bibomart để mua hàng thuận tiện hơn!
Mã QR
App store
Google Play
TỔNG ĐÀI (8:00-22:00) Hotline 1800 68 86 (Miễn phí)