Mẹo nhỏ đóng bỉm cả ngày đông mà không hăm

dong-bim-mua-dong-cho-be-khong-ham

Mùa đông lạnh trời, bé tè nhiều hơn, nhiều gia đình có xu hướng đóng bỉm 24/24 cho con, vừa một phần tiện lợi, phần lớn khác để hạn chế tình trạng bé tè dầm mà ba mẹ không kịp thay gây lạnh bé rồi dẫn đến nguy cơ mắc bệnh. Nhưng ba mẹ ơi, ba mẹ có biết đóng bỉm “kín mít” 24/24 như vậy sẽ dẫn đến những hậu quả còn nghiêm trọng hơn cho con không?

Các chuyên gia và bác sĩ khuyên rằng không nên đóng bỉm tã 24/24 cho con, bởi:

– Đóng bỉm cả ngày, con dễ mắc các bệnh ngoài da như hăm tã, viêm da, da sưng tấy, đỏ rát xung quanh vùng đóng bỉm của con, sau đó nó có thể lan tới mông, đùi,…. Nếu bệnh không được can thiệp kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến mưng mủ, lở loét, nhiễm trùng da, gây đau đớn và khiến trẻ khó chịu, quấy khóc.

– Nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu và suy thận: Nếu đóng bỉm cả ngày, bộ phận sinh dục của con sẽ ngập trong nước tiểu và các chất cặn bã tích tụ ở bỉm, vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm tại chỗ hoặc viêm ngược dòng lên đường tiết niệu, khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu hay gặp ở bé gái hơn bé trai, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới suy thận.

– Nguy cơ gây giảm chức năng sinh sản: Việc đóng bỉm 24/24 lại gây hại cho chức năng sinh sản của bé nam hơn bé nữ. Nhiệt độ thích hợp nhất cho tinh hoàn bé trai là thấp hơn so với nhiệt độ của cơ thể 2 – 3 độ C, tức là vào khoảng 34 độ C. Tuy mùa đông lạnh có thể không ảnh hưởng mấy nhưng mùa hè thì các mẹ nên “thả rông” cho con nhé!

Mùa lạnh này, hãy cùng mẹ Bibo chú ý đóng bỉm thường xuyên cho con nhưng đừng quên những mẹo nhỏ để con luôn thoải mái, dễ chịu, không hăm tã nhé!

Bí quyết mặc bỉm cho con không gây hăm trong những ngày lạnh

Điều quan trọng của việc đóng bỉm là các mẹ cần chọn được cho con loại bỉm phù hợp nhất với làn da của bé. Các loại bỉm đó phải là hàng chính hãng, đã qua kiểm định, tốt nhất là tã siêu sạch được sản xuất trong môi trường đạt chuẩn GMP, có bề mặt tã bằng vải không dệt và màng đáy PE thoáng khí, giúp da được hô hấp tự nhiên. Khi chọn size cũng cần để ý không được để con mặc chật quá. Hết sức cẩn thận không mua phải bỉm “nhái” kém chất lượng thì hại con vô cùng. Một số loại bỉm phù hợp với mùa đông vì độ dày dặn hơn 1 xíu các mẹ có thể tham khảo như: Bỉm Merries, bỉm tã Goon, Goon Friend, bỉm Bobby

– Không mang bỉm kéo dài: Nếu bé nhà các mẹ còn quá nhỏ, vài ba tháng, các mẹ có thể đóng bỉm thường xuyên cho con nhưng cần thay bỉm thường xuyên 2-3 tiếng/lần và thay ngay khi con đi nặng.

– Không mặc bỉm quá nhiều: Chỉ nên mặc bỉm cho trẻ trong những khi cần thiết như mẹ bận thao tác làm việc, cho trẻ ra ngoài… Mỗi ngày nên “thả rông” cho bé tối thiểu 1 tiếng để da khô thoáng nhé.

– Không tái sử dụng bỉm: Có nhiều bà mẹ lúc tắm xong cho trẻ, thấy bỉm (cũ) vẫn sạch hoặc bé đi tiểu ít là khoác lại cho trẻ. Tuy nhiên, thực ra ngay lập tức sau thời điểm bé sử dụng bỉm đang không sạch và chứa ổ vi rút, nếu tái dùng sẽ làm bé có nguy cơ bị ngứa, mẩn đỏ, hăm da vào mùa lạnh.

– Không để da bé quá khô rát: Da bé vào kỳ đông rất dễ bị khô, nứt da xuất huyết. Đặc biệt khi đóng bỉm, vùng da kín sẽ càng dễ bí hơn. Bởi thế, ngay khi mẹ tháo bỉm, thả rông cho bé, mẹ hãy thoa một lớp kem ngăn nẻ cho trẻ. Nếu con bị hăm tã, không được sử dụng tùy tiện các loại thuốc mỡ hay phấn rôm, vì sẽ làm bít các lỗ chân lông, không thoát mồ hôi, có thể làm tình trạng của con thêm nặng hơn.

– Không quên vệ sinh quanh vùng kín cho bé trước khi mặc và sau khi lột bỉm: Khi thay cần lau rửa sạch từ phía trước ra phía sau bằng nước ấm để ngăn ngừa viêm đường tiết niệu, sau đó thấm sạch, lau khô, để da con thông thoáng 1 lúc, sau đó mới đóng bỉm mới

– Con đã trên 1 tuổi thì nên tập cho con thói quen vào nhà vệ sinh. Trời lạnh có thể vẫn đóng bỉm, nhưng khoảng 15 – 20 phút, mẹ lại nhắc con và cho con vào nhà vệ sinh, việc này giúp hình thành cho con thói quen gọi cha mẹ khi đi vệ sinh trong những tháng mùa đông.

Tuyệt chiêu để con nhanh khỏi hăm tã khi đóng bỉm

Nếu các mẹ thấy con có hiện tượng hăm tã, thì ngay và luôn hãy sử dụng 1 trong các cách dân gian sau để xử lý nhé, đảm bảo con hết luôn mà rất tự nhiên, an toàn:

– Sử dụng lá trầu không: Các mẹ lấy khoảng 3 – 4 lá trầu không rửa sạch, sau đó đun sôi để nguội. Tiếp đến, dùng khăn sạch giặt ướt bằng nước trầu không để nguội, nhẹ nhàng thấm lên các nếp gấp, vùng da bị hăm của bé. Bạn nên làm liên tục trong vòng một tuần, một ngày khoảng ba lần, chắc chắn chứng hăm của bé sẽ thuyên giảm đáng kể.

– Chữa hăm bằng lá khế: Chỉ cần lấy nắm lá khế rửa sạch, vẩy khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước. Bạn lấy mảnh vải sạch, mềm, giặt trong chậu nước lá Khế để nguội, vắt khô và thấm vào vùng hăm của bé.

– Chữa hăm bằng chè xanh: Có thể dùng nước lá chè xanh đặc phun trực tiếp vào vùng hăm của bé. Hoặc dùng nước lá chè xanh để tắm cho bé, sau đó tắm lại bằng nước ấm sạch. Trong chè xanh có chất Lyzozym giúp sát trùng da và thổi bay những vi khuẩn gây bệnh bám trên da của trẻ.

– Búp ổi xanh: mẹ cũng có thể lấy búp ổi hoặc lá ổi rửa sạch, đun lên lấy nước rửa chỗ hăm cho bé.

– Dầu ô liu, dầu dừa: Xoa 1 lớp mỏng vào mông và đùi em bé để làm lành vùng da bị hăm và bảo vệ da khỏi bị sưng đỏ.

– Cây mã đề: Rửa sạch sao khô rồi cho vào nước sôi hãm trong 10 đến 15 phút rồi lấy miếng bông mềm hoặc tã vải màn thấm nước cỏ roi ngựa chấm vào các vết hăm cho bé, để tự khô, ngày làm 2 đến 3 lần.