Gặm nướu, cắn răng đã trở thành sự lựa chọn phổ biến của mẹ để giúp con bớt ngứa răng. Trong thời gian những chiếc răng đầu tiên xuất hiện, việc sử dụng nó là giải pháp hiệu quả nhất. Tuy nhiên liệu đồ dùng này có tốt không? Trẻ mấy tuổi thì cần dùng gặm nướu? Tất cả sẽ được Bibo Mart giải đáp cụ thể trong bài viết này.
Đồ gặm nướu, cắn răng cho trẻ
Gặm nướu được xem là một món đồ chơi quan trọng với trẻ, đặc biệt là bé đang trong giai đoạn mọc răng. Các sản phẩm này sẽ thường được chế tạo từ cao su hoặc nhựa mềm. Đảm bảo độ an toàn cho con cùng thiết kế đa dạng cho trẻ cầm nắm. Đồng thời, nó cũng giúp xoa dịu cơn đau và ngứa cho trẻ khi mọc răng.
Bên cạnh công dụng chính trên, việc sử dụng đồ chơi cắn nướu trong thời kỳ mọc răng còn có lợi cho sự phát triển xương hàm. Từ đó giúp trẻ rèn luyện khả năng nhai trước khi vào thời kỳ ăn dặm.
Tìm hiểu về gặm nướu cắn răng cho trẻ
Gặm nướu cho bé đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển của trẻ. Giúp em bớt thấy ngứa và dễ chịu hơn khi bắt đầu giai đoạn mọc răng.
Mỗi khi mọc răng, trẻ sẽ có cảm giác đau đớn và ngứa lợi. Vì thế việc sử dụng gặm nướu sẽ giúp em giảm cảm giác không thoải mái này. Sản phẩm sẽ tạo nên lực ma sát nhẹ vào nướu và xoa dịu cơn đau. Chính sự mát xa nhẹ nhàng này khiến trẻ cảm thấy thoải mái hơn mà không quấy khóc.
Gặm nướu cắn răng giúp em giảm đau nhức
Ngoài ra, việc gặm nướu thường phụ thuộc vào khá nhiều hành động cắn răng ở trẻ. Điều này cũng góp phần kích thích cơ bắp quanh miệng để hỗ trợ phát triển xương hàm. Bên cạnh đó, khi trẻ cắn hay ngậm cũng đều có thể kích thích sự phát triển của răng sữa. Tạo sự chuẩn bị kỹ càng trước khi em bước vào giai đoạn ăn dặm.
Sản phẩm gặm nướu cho bé phát triển xương hàm
Các sản phẩm gặm nướu, cắn răng thường có thiết kế đơn giản để trẻ dễ dàng cầm nắm. Giúp con phát triển khả năng cầm nắm cũng như tập trung thực hiện 1 cách tối đa. Việc trẻ cầm sử dụng gặm nướu còn hình thành tư duy về tương tác với đồ vật xung quanh.
Các dòng sản phẩm đều được thiết kế với hình thù khá ngộ nghĩnh và màu sắc bắt mắt. Do vậy qua đó, trẻ có thể khám phá thế giới xung quanh để khơi gợi sự tò mò.
Gặm nướu, cắn răng giúp bé phát triển giác quan
Bé thường có xu hướng đưa tay lên miệng để mút nhằm giảm bớt cảm giác đau ngứa nướu trong giai đoạn mọc răng. Tuy nhiên điều này có thể gây nguy hiểm lớn đến trẻ vì không phải tay lúc nào cũng sạch. Vì thế khi sử dụng gặm nướu cho trẻ sơ sinh sẽ giảm thói quen cắn mút tay ở trẻ.
Gặm nướu loại bỏ thói quen mút tay khi mọc răng
Thông thường khoảng 6 tháng tuổi là bé bắt đầu mọc răng khôn. Vì thế để giảm bớt sự khó chịu trong giai đoạn này, mẹ hãy sử dụng gặm nướu cho con. Tuy nhiên vì giai đoạn mọc răng ở mỗi bé sẽ khác nhau và không có thời điểm chính xác. Do đó mẹ hãy quan sát và để ý sử dụng gặm nướu khi em bắt đầu có hiểu biện mọc răng như: sưng nướu, chảy dãi, quấy khóc, sốt,... Cha mẹ hãy theo dõi quá trình phát triển này để xác định thời điểm phù hợp nhất với con yêu.
Thời điểm sử dụng gặm nướu, cắn răng cho con
Khi sử dụng nướu gặm cho bé, cha mẹ hãy ghi nhớ các điều quan trọng sau:
- Cần đảm bảo vệ sinh cho miếng cắn răng thông qua cách rửa sạch bằng nước nóng. Bạn hãy đun sôi nước nóng và cho gặm nướu của bé vào khử trùng.
- Không nên vì tiết kiệm mà sử dụng lại miếng gặm nướu của người khác để tránh gây ảnh hưởng cho sức khỏe con yêu.
- Có thể lựa chọn làm lạnh miếng cắn bằng cách để trong ngăn mát. Tuy nhiên mẹ hãy bảo quản thật kỹ để vi khuẩn trong tủ lạnh không xâm nhập được.
- Mẹ nên thay gặm nướu, cắn răng cho trẻ sau khoảng 1-3 tháng sử dụng.