Thiếu hụt acid folic ở phụ nữ mang thai sẽ dẫn đến hệ quả gì?

Muốn mẹ có một thai kỳ an toàn, bé yêu khỏe mạnh thì dinh dưỡng đúng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Trong đó, một vi chất không thể thiếu là acid folic. Thiếu hụt acid folic khi mang thai sẽ gây ảnh hưởng như thế nào và làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng này? Ba mẹ hãy cùng chuyên gia Bibo Mart tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân thiếu hụt acid folic là gì?

  • Lượng đưa vào cơ thể mẹ không đủ (thường ở người suy dinh dưỡng).
  • Nhu cầu của mẹ tăng (do mang thai hoặc cho con bú sữa mẹ).
  • Cơ thể mẹ hấp thu kém (như trong bệnh cediac hoặc do mẹ dùng một số thuốc).

 

2. Hệ quả của việc thiếu acid folic với phụ nữ và thai nhi

  • Với phụ nữ mang thai: Có nguy cơ sinh non và thiếu máu ở mẹ bầu (nguyên nhân chính dẫn đến hồng cầu to của mẹ).
  • Nguy cơ đối với thai nhi: Dị tật ống thần kinh (đặc biệt ảnh hưởng đến não bộ và cấu tạo hoàn chỉnh của tủy sống).

 

3. Giải pháp giúp các mẹ không thiếu hụt acid folic

Các cha mẹ nên tham khảo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Nam giới Nữ giới
Trên 19 tuổi Trên 19 tuổi Mang thai Cho con bú
400 µg 400 µg 500-600 µg 500 µg
1 µg thức ăn chứa axit folic = 0,6 µg axit folic trong thuốc bổ trợ
  • Thông qua dinh dưỡng: thực phẩm giàu acid folic như thịt màu đỏ, lòng đỏ trứng gà ,nước ép cà chua, rau xanh sẫm màu (súp lơ xanh, củ dền đỏ…), các loại hạt, đậu…Mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu acid folic trong thực đơn để tránh tình trạng thiếu hụt acid folic
  • Thông qua thuốc: Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyên nên bổ sung acid folic trước đó khoảng 3 tháng hoặc ít nhất là 1 tháng trước khi mang thai. Chính vì vậy, các mẹ nên đi khám tiền sinh sản trước 3 tháng và thực hiện đúng với y lệnh của bác sĩ.

 

Chúc các ba mẹ và bé yêu mạnh khỏe, hạnh phúc.

 

Chuyên gia chăm sóc sức khỏe Mẹ và bé – Đặng Thúy Hằng cùng các cộng sự.