Tắc tia sữa: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách thông tắc tia sữa tại nhà

Tắc tia sữa - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa tắc tia sữa hiệu quả

Mẹ sau sinh nào cũng có nguy cơ bị tắc tia sữa. Nếu không xử lý kịp thời sẽ bị viêm tuyến vú, áp xe vú rất  nguy hiểm. Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ có hiểu biết thêm về tắc tia sữa để có sự nhận diện, xử lý bệnh kịp thời và hiệu quả nếu mắc phải. Đồng thời chuyên gia Bibo Care cũng sẽ gợi ý những cách thông tắc tia sữa tại nhà đơn giản cho mẹ!

Tắc tia sữa - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa tắc tia sữa hiệu quả
Tắc tia sữa là hiện tưởng phổ biến ở các mẹ sau sinh

1. Tắc tia sữa là gì?

Tắc tia sữa là tình trạng sữa mẹ bị giữ lại bên trong các ống dẫn sữa ở bầu ngực. Sữa đọng sẽ khiến việc mẹ cho con bú khó khăn và đau đớn khi hút sữa.

Dù không ảnh hưởng tới tính mạng, nhưng nếu không được giải quyết kịp thời, tình trạng này sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Nguy cơ về viêm tuyến vú, ngưng tiết sữa, nhiễm trùng và nhiều bệnh lý kéo theo sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của mẹ. 

 

2. Nguyên nhân gây tắc tia sữa

Tắc tia sữa là bệnh rất hay gặp ở phụ nữ sau sinh. Có rất nhiều nguyên nhân gây tắc tia sữa, cụ thể thư: 

Mới sinh con xong:

Một số người gặp phải tình trạng tắc tia sữa sau sinh. Có thể do cơ thể mẹ chưa làm quen ngay với việc tiết sữa cho con. Sữa mẹ đã được sản xuất và trữ đầy trong ngực nhưng lại không thể chảy ra ngoài. Dần dà, gây ra tình trạng đọng, ứ sữa khiến bầu ngực của mẹ căng cứng.

Sữa dư thừa trong bầu ngực: 

Nguyên nhân thường gặp khi mẹ bị tắc tia sữa là do sữa mẹ không được hút ra hết khỏi cơ thể. Tình trạng sữa dư thừa có thể do em bé không bú hết bầu sữa, hoặc mẹ không cho bé bú thường xuyên. Hoặc do máy hút sữa không hút hết sữa dư trong cơ thể mẹ ra ngoài vì lực hút yếu, máy kém chất lượng. Tất cả các nguyên nhân trên đều dẫn đến tình trạng sữa đọng lại trong ngực gây ra tắc nghẽn.

Ngực chịu áp lực:

Khi mẹ mặc chiếc áo ngực quá chật, áo bó, hoặc nằm sấp, tạo sức ép lên ngực cũng có thể gây ra tình trạng tia sữa bị tắc.

Con ngậm vú mẹ không đúng:

Khi bé ngậm vú mẹ không đúng cách, bé sẽ không thể bú đủ lượng sữa mẹ sản xuất ra. Sữa bé không thể bú hết đó sẽ ứ đọng trong vú mẹ và gây ra tình trạng tắc tia sữa.

Stress, căng thẳng kéo dài:

Tâm trạng có thể ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của cơ thể. Việc sản xuất sữa cũng không nằm ngoài điều đó. Sự căng thẳng sẽ làm chậm quá trình sản sinh hormone oxytocin, khiến vú mẹ giải phóng sữa kém. 

 

3. Dấu hiệu tắc tia sữa

Theo bác sĩ Hoàng Thị Ánh Tuyết – Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, mẹ dễ gặp tắc tia sữa trong tuần lễ đầu tiên. Khoảng 15% phụ nữ cho con bú gặp tình trạng liên quan đến vú sau sinh.Bởi vậy, dù mẹ đang ở giai đoạn đầu hay đã cho con bú một thời gian thì cũng cần phòng ngừa tình trạng tia sữa bị tắc nghẽn.

Mẹ nên đặc biệt chú ý các triệu chứng sau:

  • Đau tức ngực nhẹ
  • Một số khu vực của bầu ngực có hiện tượng cục, cứng và khó chịu
  • Ngực sưng đỏ
  • Một số khu vực có cảm giác nóng khi chạm vào
  • Thỉnh thoảng sốt nhẹ
  • Xuất hiện các nốt sần nhỏ quanh đầu ti
Tắc tia sữa - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa tắc tia sữa hiệu quả
Bầu ngực căng tức, nổi nốt sần có thể là dấu hiệu của tắc tia sữa

 

4. Cách chữa tắc tia sữa tại nhà

Có rất nhiều cách để khác phục tình trạng tia sữa bị tắc nghẽn. Bibo Mart xin gợi ý một vài biện pháp giúp mẹ thông tắc tia sữa tại nhà đơn giản mà hiệu quả. Trong trường hợp tình trạng diễn biến nặng, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, hỗ trợ kịp thời.

Cho bé bú bên ngực bị đau

Nếu mẹ có thể chịu đựng được cơn đau ở ngực, hãy thử cho bé bú ở bên ngực bị đau đó. Lực hút sữa khá mạnh của các bé sẽ giúp mẹ khai thông những tia sữa bị nghẽn. 

Thay đổi tư thế

Mẹ có thể thay đổi tư thế khi cho con bú. Nên thay đổi từ bế đứng, bế ngồi chuyển sang tư thế cho bú nằm. Lúc này, sữa được dồn về một chỗ sẽ dễ dàng được đưa ra ngoài theo lực hút của bé. Chưa kể tư thế này cũng rất thoải mái cho cả mẹ và bé nữa đấy.

Xoa bóp, massage ngực thường xuyên

Theo các chuyên gia, xoa bóp ngực đều đặn giúp mẹ hạn chế tình trạng tắc tia. Đồng thời còn giúp cải thiện tình trạng nghẽn tia sữa. Mẹ xoa bóp theo hướng từ bầu vú, hướng dần vào trong núm vú. Xoa bóp sẽ giúp mẹ tránh được tình trạng vón sữa, sữa đặc và đọng tại một khu vực.

Tắc tia sữa - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa tắc tia sữa hiệu quả
Massage ngực thường xuyên để làm tan sữa đông

Chườm ấm:

Mẹ đắp khăn chườm quanh bầu ngực có thể giúp sữa chảy đều đặn hơn. Áp dụng biện pháp chườm ấm trước khi cho con bú có thể giúp khai thông các tia sữa, hỗ trợ giảm đau và sưng.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Uống thật nhiều nước là điều mẹ nhất định phải nhớ. Bên cạnh đó, mẹ cần bổ sung thêm các loại thực phẩm tăng cường đề kháng, miễn dịch để cơ thể luôn khỏe mạnh, chống nhiễm trùng. Một số các loại thực phẩm như chè vằng, lá đinh lăng,.. vừa lợi sữa vừa chữa thông tắc tia sữa. Mẹ có thể dùng chúng hàng ngày để khắc phục tình trạng tắc sữa.

Nghỉ ngơi khoa học

Mẹ hãy gắng tiết kiệm sức khỏe và dành thời gian rảnh để nghỉ ngơi. Đó là cách giúp mẹ phục hồi sức khỏe, giảm căng thẳng và hạn chế tình trạng tắc sữa.

Dùng máy hút sữa:

Ngoài những cách xử lý tắc tia sữa trên, mẹ cũng có thể mua máy hút sữa để chủ động hút sữa thừa, sữa đọng trong bầu ngực. Kinh nghiệm là mẹ nên mua các sản phẩm chất lượng cao, lực hút tốt thuộc các nhãn hiệu uy tín, đảm bảo. Máy hút sữa với lực hút đều, mạnh sẽ giúp mẹ thông tắc tia sữa tại nhà nhanh chóng.

>> Xem thêm: Top máy hút sữa lực hút tốt, ngăn ngừa tình trạng tắc tia sữa cho mẹ