Ngộ độc thực phẩm ở trẻ em trong những ngày Tết

Tết là thời gian các thành viên trong gia đình quây quần bên mâm cơm đoàn viên để cùng chào đón một năm mới với những niềm vui, hy vọng mới. Tuy nhiên, có không ít trẻ bị ngộ độc thực phẩm trong những ngày Tết, ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ và tâm lí của người thân. Sau đây, bác sĩ nhà Bibo sẽ bật mí cho cha mẹ những nguyên nhân và biểu hiện của tình trạng này cũng như biện pháp để đảm bảo bữa cơm ngày Tết vừa an toàn, vừa ngon lại đầy đủ dinh dưỡng nhé!

 

1. Nguyên nhân trẻ bị ngộ độc thực phẩm

Nguyên nhân trẻ bị ngộ độc thực phẩm là do trẻ ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn hoặc chứa độc tố của vi khuẩn. Đặc điểm thức ăn ngày Tết là được chế biến sẵn, dự trữ trong nhiều ngày (như lạp xưởng, giò chả, bánh chưng,…) hoặc chứa hàm lượng dinh dưỡng cao (như bánh kẹo, mứt,…). Vì vậy, nếu không được lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng đúng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, sinh độc tố.

 

2. Dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thực phẩm

Đau bụng, tiêu chảy là dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thực phẩm

Trẻ bị ngộ độc thức ăn thường xuất hiện triệu chứng sau ăn từ 1 giờ trở lên như:

  • Nôn
  • Đau bụng và tiêu chảy (đi ngoài phân lỏng ≥ 3 lần/ ngày).

Ngoài ra, một số ít trẻ có biểu hiện nhiễm khuẩn nặng như sốt, nôn và đi ngoài ra máu,…

 

Nếu không được chăm sóc đúng, ngộ độc thức ăn có thể dẫn đến những biến chứng nặng như:

  • Sặc khi nôn
  • Co giật
  • Mệt lả, thậm chí li bì, hôn mê….

 

Khi trẻ có biểu hiện của ngộ độc, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết cách chăm sóc và theo dõi đúng. Nếu trẻ có biểu hiện nặng hơn có thể nguy hiểm đến tính mạng sau đây, cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất:

  • Sốt cao trên 39 độ C, mệt nhiều
  • Nôn nhiều, chất nôn có máu
  • Bỏ ăn,…, .

 

3. Phòng ngộ độc thực phẩm ở trẻ

Để đề phòng ngộ độc thực phẩm, cha mẹ nên:

+ Đảm bảo tốt vệ sinh an toàn thực phẩm:

  • Lựa chọn thực phẩm và nguồn nước an toàn
  • Ăn chín uống sôi
  • Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín
  • Đun kĩ thức ăn trước khi dùng lại
  • Không sử dụng các thức ăn ôi thiu
  • Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn,…

+ Đảm bảo vệ sinh môi trường

+ Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

 

Chúc ba mẹ và các bé đón Tết thật bình an và hạnh phúc.

 

Chuyên gia đào tạo sức khỏe Mẹ và bé – Đặng Thúy Hằng
Bác sĩ Minh Thúy – Tư vấn sức khỏe Mẹ và bé Bibo Care

Phòng đào tạo và tư vấn – Bibo Care