Các dấu hiệu nhận biết trẻ bắt đầu ăn dặm

Ăn dặm là một trong những cột mốc cực kỳ quan trọng trong sự phát triển toàn diện, hình thành thói quen ăn uống của trẻ nhỏ. Thời điểm tốt nhất để cho bé ăn dặm là khi bé tròn 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, để chắc chắn bé đã sẵn sàng với việc ăn dặm; mẹ có thể theo dõi xem con có những dấu hiệu ăn dặmBibo Mart liệt kê sau đây không nhé!

Dấu hiệu ăn dặm
Dấu hiệu ăn dặm của bé gồm những gì?

1. Dấu hiệu ăn dặm cho thấy bé đã sẵn sàng tập ăn

  • Trẻ có vẻ nhanh đói. Mẹ có thể quan sát thấy trẻ có vẻ nhanh đói, thèm ăn dù đã bú mẹ đủ 8 đến 10 thông thường.
  • Trẻ thích thú với bữa ăn của người lớn. Khi người lớn ăn cơm, nếu trẻ há miệng và không ngừng cử động tay chân, háo hức ngả người về phía trước khi thấy người lớn ăn. Đó chính là dấu hiệu trẻ muốn ăn thức ăn khác ngoài sữa mẹ.
  • Trẻ biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi khi có người đỡ. Bố mẹ có thể quan sát thấy trẻ ngồi cứng cổ và vững khi có người đỡ.
  • Phản xạ bú, khả năng bú của trẻ giảm đi. Khi bạn thấy trẻ đói, đòi ăn nhưng khi cho thìa vào miệng mà trẻ ít dùng lưỡi để mút (giảm phản xạ bú) cũng là một dấu hiệu.
  • Trẻ có phản xạ ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn món ăn nào đó.
  • Thông thường thời điểm bắt đầu cho bé ăn dặm, cân nặng của trẻ thường gấp đôi lúc sinh.

2. Khi nào mẹ nên quyết định cho trẻ bắt đầu ăn dặm?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mẹ chỉ nên bắt đầu cho bé ăn dặm từ khi được tròn 6 tháng tuổi. Vì lúc này, hệ tiêu hóa của bé mới phát triển tương đối hoàn chỉnh để có thể hấp thu những thực phẩm đặc và phức tạp hơn sữa mẹ.

Tuy nhiên, từ khoảng 5 tháng tuổi, bé đã có thể tập ăn dặm nếu nguồn sữa mẹ không đủ đáp ứng nhu cầu cho trẻ. Đối với những bé sinh non; thông thường thời điểm trẻ bắt đầu ăn dặm sẽ trễ hơn. Do đó bố mẹ phải tính tháng tuổi trừ đi số tuần sinh non để chọn thời điểm ăn dặm phù hợp.

>>> Xem thêm: Những lý do khiến mẹ không nên cho bé ăn dặm quá sớm

3. Nguyên tắc cho trẻ ăn dặm

  • Cho bé ăn từ ngọt đến mặn; để bé làm quen dần với những thực phẩm có mùi vị tương tự sữa mẹ trước.
  • Cho bé ăn từ loãng đến đặc, từ mịn đến thô; để bé tập dần các phản xạ nuốt, phản xạ của lưỡi và không bị sặc.
  • Cho bé ăn từ ít đến nhiều; vì dạ dày của bé còn rất nhỏ, không thể chứa nhiều thức ăn thô.
  • Thời điểm bắt đầu và kết thúc ăn dặm cần được 
  • Để bé làm quen với một loại thức ăn từ 3-5 ngày; điều này giúp mẹ xác định bé có bị dị ứng với thực phẩm đó hay không.
  • Các bữa ăn của bé cần cân đối 4 nhóm dinh dưỡng chính
  • Không nêm gia vị như nước mắm, hạt nêm, đường,… cho trẻ dưới 1 tuổi