Bệnh sởi ở trẻ em: Những điều cần biết

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây nên, lây từ người sang người thông qua đường hô hấp. Bệnh sởi có thể xuất hiện quanh năm nhưng thường gặp vào mùa đông – xuân. Bệnh có tốc độ lây nhiễm cao và dễ gây thành dịch. 

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh sởi

1. Đối tượng mắc bệnh


Đối tượng mắc bệnh sởi chủ yếu là trẻ dưới 10 tuổi, đặc biệt là dưới 5 tuổi. Tuy nhiên hiện nay bệnh đã xuất hiện ở nhiều lứa tuổi do chưa được tiêm phòng vaccin hoặc tiêm phòng chưa đầy đủ.

 

2. Biểu hiện của bệnh sởi

Đặc điểm để nhận biết sởi ở trẻ em là sốt (thường trên 38 độ C) kèm theo các triệu chứng viêm kết mạc mắt, viêm long đường hô hấp (ho, hắt hơi, chảy nước mũi…), có phát ban dát đỏ mọc tuần tự từ mặt đến thân mình.

 

Cha mẹ phân biệt bệnh sởi với các bệnh sốt phát ban khác dựa trên đặc trưng mọc ban.

 

Trong một số ít trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng dẫn đến viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm não,… Vì vậy, khi trẻ có biểu hiện của bệnh, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.

 

3. Phòng bệnh sởi như thế nào?


– Tiêm vaccine đúng lịch và đầy đủ (theo lịch tiêm chủng Bộ Y tế) là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ trẻ tránh được bệnh sởi.

– Thực hiện 2K (gồm khẩu trang và khử khuẩn ) theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

– Chế độ dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ và cân đối.


Chúc các bé và ba mẹ khỏe mạnh, hạnh phúc.

 

Chuyên gia đào tạo sức khỏe Mẹ và bé – Đặng Thúy Hằng
Bác sĩ Minh Thúy – Tư vấn sức khỏe Mẹ và bé Bibo Care

Phòng đào tạo và tư vấn – Bibo Care