7 sai lầm ba mẹ nên chú ý khi chăm sóc bé mùa lạnh

chăm sóc bé mùa lạnh

Những việc làm của cha mẹ tưởng chừng đơn giản nhưng lại là nguyên nhân khiến con ốm yếu trong mùa lạnh. Dưới đây là một số sai lầm của mẹ khi chăm sóc bé mùa lạnh. Các việc làm này có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ, ba mẹ chú ý nhé!

 

Chăm sóc trẻ bằng cách ủ ấm quá mức

Nhiều mẹ nghĩ rằng khi chăm sóc bé mùa lạnh phải ủ ấm con một cách cẩn thận. Thế là mẹ ủ bằng nhiều lớp áo dày mỏng khác nhau. Tuy nhiên đây là một điều không nên. Việc ủ ấm quá mức có thể sẽ gây thêm bệnh cho trẻ.

 

Các mẹ nên biết, thân nhiệt của trẻ không giống như người lớn. Trẻ sẽ cảm thấy nóng hoặc lạnh nhanh hơn. Trẻ thường hay chạy nhảy, chơi đùa. Điều này khiến trẻ dễ nóng người. Trẻ có thể toát mồ hôi ngay cả khi thời tiết đang rất lạnh. Vì thế, mặc quá ấm, trẻ dễ bị ra mồ hôi lưng, đầu. Nếu bố mẹ không sớm nhận thấy điều đó thì trẻ sẽ bị cảm lạnh, viêm phổi.

 

chăm sóc bé mùa đông
Mẹ không nên ủ ấm con quá mức khiến trẻ bị đổ mồ hôi, dễ nhiễm lạnh

 

 

Mặc quá nhiều áo với chất liệu len hay bông sẽ làm cho mồ hôi không toát ra bên ngoài được. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh về da. Vào ban đêm, trẻ mặc nhiều áo quần hoặc đắp nhiều chăn sẽ có thể ngủ không ngon giấc và luôn khó chịu. Ban ngày mặc quá nhiều thứ, trẻ cũng sẽ cảm thấy khó chịu, không thoải mái trong vận động.

 

Vì thế, trong mùa đông, các mẹ chỉ nên mặc đủ ấm cho trẻ. Chọn các loại quần áo sao cho an toàn, thoải mái và giúp bé duy trì thân nhiệt. Ra ngoài thì mặc thêm áo, ở nhà thì cởi bớt ra.

Giữ trẻ trong nhà không cho ra ngoài vì sợ lạnh

Nhiều bố mẹ e ngại cho trẻ ra ngoài trời vào mùa đông. Tuy nhiên đó không phải là một cách hay. Bởi giữ trẻ ở trong phòng kín lâu ngày sẽ dễ khiến trẻ ốm vào mùa đông hơn.

 

Đối với trẻ sơ sinh, việc cho trẻ ra ngoài tắm nắng mùa đông rất có lợi cho quá trình phát triển của trẻ. Vào thời tiết ngày đông, thời điểm lí tưởng để mẹ cho trẻ ra ngoài tắm nắng là vào khoảng 8 giờ – 9 giờ sáng. Và thêm khoảng 10 – 15 phút buổi chiều từ 15 giờ – 17 giờ. Khoảng thời gian từ giữa trưa đến 4 giờ chiều tuyệt đối không nên cho bé ra nắng. Bởi lúc này tia cực tím trong ánh nắng mặt trời trở nên mạnh mẽ nhất, rất dễ gây tổn thương cho da.

 

Xem thêm: Những điều mẹ nên biết khi tắm nắng cho trẻ

 

chăm sóc bé mùa lạnh
Vào thời tiết ngày đông, mẹ cho bé tắm nắng vào khoảng 8 giờ – 9 giờ sáng và từ 15 giờ – 17 giờ chiều

Đối với các bé lớn tuổi hơn, các mẹ cần cho con ra ngoài nhằm giúp trẻ tiếp xúc với không khí và tham gia nhiều trò chơi vận động. Những trò chơi vận động ngoài trời giúp trẻ khỏe mạnh. Hơn nữa còn tăng sức đề kháng. Đồng thời phòng tránh được nhiều bệnh vặt ở trẻ. Khi cho trẻ chơi ngoài trời, bố mẹ cần lưu ý chăm sóc trẻ đúng cách. Mặc quần áo đủ ấm nhưng vẫn thoáng để khi trẻ ra mồ hồi không thấy quá nóng. Hãy dạy con cách tự lau mồ hôi cho mình để tránh cảm lạnh. Thời tiết quá lạnh hoặc có mưa phùn thì không được cho trẻ ra ngoài chơi.

Cho con mặc bỉm 24/24

Nhiều bà mẹ vẫn sẵn sàng cho con mặc 24/24. Vì mẹ nghĩ rằng việc đó sẽ tiện lợi. Hoặc giúp trẻ có thể thoải mái hoạt động cả ngày. Đây là cách chăm sóc trẻ rất không nên vì bỉm để lâu có thể gây tổn hại đến sức khỏe và làn da của bé. Trẻ đóng bỉm suốt ngày bị dính nước tiểu dễ bị lở loét. Đồng thời gây ảnh hưởng xấu tới da và sức khỏe. Do đó, trẻ dễ bị hăm nếu đóng bỉm thường xuyên.

 

dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
 Bỉm để lâu có thể gây tổn hại đến sức khỏe và làn da của bé

 

Cho trẻ dùng bỉm cả ngày sẽ gây cho trẻ một thói quen xấu là nếu buồn thì cứ bài tiết tự động trong bỉm. Nếu vấn đề này kéo dài, dần dần trẻ sẽ mất phản xạ gọi để báo cho cha mẹ lúc cần đi khi đã biết nói. Kết quả là trẻ có thể đi tiểu không kiểm soát được hoặc hay bị tè dầm khi lớn.

 

Sử dụng điều hòa, máy sưởi với tần suất cao

Nhiều mẹ có thói quen thấy trời trở lạnh là đóng kín cửa phòng hoặc cửa nhà. Và nghĩ rằng phòng càng kín càng tốt để giữ ấm. Tuy nhiên, nếu mẹ đóng kín sẽ khiến trong phòng không có sự thông thoáng. Phòng sẽ ngột ngạt, thiếu oxy, làm tăng lượng vi khuẩn sinh sôi. Do đó, các mẹ cần phải đảm bảo nhiệt độ trong phòng luôn ấm áp, thông thoáng và tránh gió lùa.

 

Nhiều gia đình có điều kiện sử dụng các loại thiết bị sưởi ấm như điều hòa, máy sưởi. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên quá lạm dụng các thiết bị này. Chỉ sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định trong ngày. Bởi nếu dùng quá nhiều sẽ khiến cơ thể có nguy cơ mất nước, khô da. Nhất là máy sưởi sẽ khiến khô mũi, ảnh hưởng hệ hô hấp. Điều này gây ra khó thở ở trẻ em.

 

Khi trẻ đang ngồi trong phòng điều hòa, trước khi cho con ra ngoài, bố mẹ nên mặc thêm áo khoác và đi giày vào cho bé. Vì nếu trường hợp không mặc đủ ấm mà đột ngột đi ra ngoài rất dễ khiến trẻ bị sốc nhiệt.

 

Xem thêm: 7 lưu ý khi sử dụng điều hòa cho bé

Tắm, rửa chân cho trẻ bằng nước quá nóng

Vì trời lạnh nên bố mẹ ngại cho trẻ tắm, hoặc nếu tắm cũng dùng nước rất nóng. Da trẻ nhạy cảm hơn người lớn, nếu bố mẹ thấy nước đủ ấm tức là nước đó bị nóng với trẻ. Nhiệt độ nước thích hợp cho trẻ tắm mùa đông là từ 33 – 36 độ C. Nên dùng cổ tay hoặc khuỷu tay để thử độ ấm của nước. Nếu không, hãy chuẩn bị một nhiệt kế để có thể pha nước tắm thích hợp cho trẻ.

 

tắm
Nhiệt độ nước thích hợp cho trẻ tắm mùa đông là từ 33 – 36 độ C.

 

Khi cho trẻ tắm, mẹ cũng lưu ý để phòng kín gió. Chuẩn bị thêm quạt sưởi, máy sưởi nếu cần thiết. Chỉ nên cho trẻ tắm trong 5-7 phút để tránh cảm lạnh. Hãy để ý đến điều này khi chăm sóc trẻ vào mùa đông.

 

Xem thêm: Những điều cần chú ý khi tắm cho bé vào mùa đông

 

Bên cạnh đó, việc thường xuyên rửa chân cho con bằng nước quá nóng cũng không tốt. Dùng nước nóng để rửa hoặc ngâm chân cho bé sẽ khiến dây chằng ở bàn chân bị giãn ra. Từ đó chân bé sẽ trở nên “bẹt”, lòng bàn chân không có hình vòm như bình thường. Nhớ tắm cho trẻ và chăm sóc trẻ đúng cách.

Không để bụng bé bị nhiễm lạnh

Giữ ấm bụng cho bé trong ngày lạnh cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ dạ dày. Nếu bị lạnh bụng, bé rất dễ bị tiêu chảy, đau bụng và gặp các triệu chứng khác. Trong thời tiết lạnh với nhiệt độ thấp, bụng được giữ ấm, dạ dày hoạt động bình thường sẽ giúp bé tăng cường tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn.

 

Ngoài ra, bụng trẻ bị nhiễm lạnh rất dễ gây ra các bệnh như cúm, ho, sổ mũi… Khi nằm ngủ, trẻ rất dễ đạp chăn và bị nhiễm lạnh mà cha mẹ không kiểm soát được. Chính vì vậy, hãy chăm trẻ kỹ khi cho trẻ đi ngủ. Cha mẹ nên để trẻ mặc một chiếc áo đủ ấm. Có thể cho áo vào trong quần trẻ để khi đạp chăn, bụng trẻ cũng không bị nhiễm lạnh.

 

chăm sóc bé mùa lạnh
Nếu bị lạnh bụng, bé rất dễ bị tiêu chảy, đau bụng và gặp các triệu chứng khác

Mẹ nên nhớ đeo cho bé một đôi tất. Đây là cách tốt để giữ ấm cho những ngón chân của bé khi trời lạnh. Đừng đắp quá nhiều chăn dày, nặng cho bé. Vì nóng quá sẽ làm bé tăng thoát nhiệt ở đầu, dẫn tới dễ bị đột tử khi ngủ. Hãy chăm sóc bé mùa lạnh thật chu đáo và cẩn thận ba mẹ nhé.

Nguồn: Sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *