Nhiệt kế là dụng cụ không thể thiếu trong mỗi tủ thuốc gia đình, đặc biệt những gia đình có trẻ nhỏ thì những chiếc nhiệt kế lại có vai trò quan trọng hơn cả. Nó giúp kiểm tra, theo dõi thân nhiệt của từng thành viên, phát hiện sốt kịp thời để có những biện pháp chữa trị nhanh chóng, hợp lý. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, nhiệt kế đo thân nhiệt ngày càng trở nên đa dạng, phù hợp hơn với từng vị trí đo, bố mẹ có thể cân nhắc để lựa chọn chiếc nhiệt kế thích hợp nhất với giai đoạn phát triển của bé cũng như thuận tiện sử dụng cho cả gia đình. Các dòng nhiệt kế an toàn và chất lượng cho bé đang được các bố mẹ tin dùng trên thị trường có thể kể đến như: nhiệt kế Combi, nhiệt kế Omron, nhiệt kế Microlife ...
Nhiệt kế thủy ngân hoạt động dựa trên sự giãn nở của cột th ủy ngân bên trong để đo nhiệt độ cơ thể. Đây là loại nhiệt kế quen thuộc nhất bởi nó được sử dụng từ rất lâu và khá thông dụng trong các gia đình. Tuy nhiên với trẻ em, đã có nhiều khuyến cáo không nên sử dụng loại nhiệt kế này bởi nguy cơ vỡ gây nhiễm độc vô cùng nguy hiểm với sức khỏe.
Ưu điểm
Loại này có ưu điểm là độ chính xác cao, tỉ lệ sai lệch thấp.
Giá thành rẻ phù hợp với nhiều gia đình.
Không cần sử dụng pin
Nhược điểm
Phải mất thời gian đo tương đối lâu từ 5- 10 phút.
Rất dễ vỡ, khi vỡ phải cẩn trọn tránh để thủy ngân dính vào người.
Sử dụng nhiệt kế điện tử thay thế cho nhiệt kế thủy ngân đang ngày càng phổ biến hơn trên thế giới bởi tính an toàn và thời gian đo nhanh. Nếu như dùng nhiệt kế thủy ngân cho các vị trí nách, miệng, trực tràng (hậu môn) phải mất đến 5 phút thì với nhiệt kế điện tử chỉ mất từ 1 – 2 phút. Hầu hết, các dòng nhiệt kế điện tử sẽ cho kết quả chỉ sau 60 giây.
Ưu điểm
Chính xác
Thời gian đo nhanh chỉ mất từ 10 - 30s.
Sử dụng rất dễ dàng.
Lưu được các lần do và đưa ra cảnh báo khi đo
Có thể do được ở nhiều vị trí như trán, tai, nách, hậu môn, miệng...
Nhược đi ểm
Đối với những gia đình có trẻ nhỏ thì bạn nên loại các loại nhiệt kế đo tai hoặc nhiệt kế điện tử đo trán hay loại nhiệt kế điện tử hồng ngoại đều sẽ rất tiện lợi, thời gian nhanh chóng, khi đo nhiệt độ điện tử không làm bé sợ hay khó chịu như nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế điện tử rất đa năng giúp chắm sóc sức khỏe cho bé tốt nhât và an toàn.
Tham khảo: Nhiệt kế điện tử đầu mềm Microlife MT200, Nhiệt kế điện tử Omron MC-246, Nhiệt kế điện tử Laica đầu mềm TH3302,...
Nhiệt kế hồng ngoại là loại nhiệt kế sử dụng tia hồng ngoại để đo nhiệt độ của cơ thể. Ưu điểm của dòng nhiệt kế này là không xảy ra các tiếp xúc với cơ thể, do đó hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo, và thời gian đo nhiệt độ rất nhanh. Ở vị trí tai và trán, sử dụng nhiệt kế hồng ngoại sẽ mất không đến quá 3 giây để hiển thị kết quả đo. Điều này vô cùng tiện ích khi muốn đo nhiệt độ lúc bé ngủ; khi trẻ sốt cao, bố mẹ muốn nắm được diễn biến nhiệt độ của con một cách liên tục hoặc khi vừa mới uống thuốc hạ sốt,…
Tham khảo: Nhiệt kế điện tử Omron đo trán MC-720, Nhiệt kế điện tử hồng ngoại đo tai đo chán, Nhiệt kế hồng ngoại Microlife FR1MF1,...
Đo nhiệt kế tại trực tràng là phương pháp đo thân nhiệt chính xác nhất, thường được áp dụng với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với vị trí này, có thể sử dụng nhiệt kế thủy ngân hoặc điện tử những tốt nhất nên sử dụng nhiệt kế điện tử cho bé
Cách đo:
- Làm sạch nhiệt kế
- Cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nằm úp sấp trong lòng người lớn.
- Thoa một chút chất bôi trơn (ví dụ vaseline) vào phần đầu bạc của nhiệt kế.
- Nhẹ nhàng đặt nhiệt kế vào hậu môn trẻ cho tới khi phần đầu bạc của nhiệt kế không còn thấy nữa (khoảng 0,6 – 1,3cm bên trong hậu môn).
- Giữ nguyên nhiệt kế: đợi khoảng 2 phút đối với nhiệt kế thủy ngân và 1 phút đối với nhiệt kế điện tử, sau đó rút ra đọc kết quả. Nhiệt độ đo tại hậu môn từ 38 độ C trở lên là trẻ đã bị sốt.
Phương pháp đo thân nhiệt này có thể sử dụng nhiệt kế thủy ngân hoặc điện tử. Do đó nó được khuyến cáo sử dụng cho trẻ trên 5 tuổi để hạn chế những nguy cơ như trẻ cắn hỏng đầu đo nhiệt độ gây nguy hiểm. Và có một lưu ý trước khi đo là không nên cho trẻ uống nước hay ăn đồ nóng/lạnh trong vòng 30 phút trước đó.
Cách đo:
- Rửa nhiệt kế bằng nước lạnh và xà bông rồi rửa sạch lại với nước.
- Đặt đầu nhiệt kế vào dưới lưỡi của trẻ, bảo trẻ giữ nhiệt kế bằng môi, giữ môi kín xung quanh nhiệt kế.
- Giữ nguyên nhiệt kế: với nhiệt kế thủy ngân trẻ cần giữ trong khoảng 3 phút và với nhiệt kế điện tử trẻ chỉ cần giữ dưới 1 phút. Nhiệt độ đo tại miệng từ trên 38 độ C là trẻ đã bị sốt.
Phương pháp này không áp dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Bố mẹ sử dụng nhiệt kế hồng ngoại để đo nhiệt độ ở tai cho bé. Nếu trẻ vừa ở ngoài trời lạnh vào thì bố mẹ cần đợi tối thiểu 15 phút rồi mới thực hiện đo nhiệt độ.
Cách đo:
- Kéo tai bé ngược về phía sau và theo hướng lên trên để ống tai thẳng hơn, sau đó đặt nhiệt kế vào.
- Giữ đầu dò nhiệt kế trong tai trong vòng 2 giây rồi rút ra và đọc kết quả. Nhiệt độ đo được ở tai từ 38 độ C trở lên là trẻ đã bị sốt.
Đây là cách đo nhiệt kế cho bé mang lại sự thoải mái nhất với kết quả tương đối chính xác. Phương pháp đo này bố mẹ cần sử dụng tới nhiệt kế hồng ngoại điện tử.
Cách đo:
- Đặt nhiệt kế vào vùng giữa trán khoảng cách 1 - 3cm, di chuyển nhiệt kế chậm từ giữa trán sang vùng thái dương để thiết bị dò đỉnh nhiệt độ
- Sau 3 giây nhiệt kế sẽ trả lại kết quả. Nhiệt độ đo được ở trán từ 37,5 độ C là trẻ đã bị ốm.
Đo thân nhiệt ở nách là phương pháp ít chính xác nhất nhưng thường sử dụng để xác định nhiệt độ cho trẻ sơ sinh. Với phương pháp này, bố mẹ dùng nhiệt kế thủy ngân hoặc điện tử để đo cho bé.
Cách đo:
- Nếu dùng nhiệt kế thủy ngân, vẩy cho cột thủy ngân xuống dưới vạch 35 độ. Sau đó đặt nhiệt kế dọc theo thân trẻ, đầu nhiệt kế nằm vào đúng đỉnh hõm nách của trẻ, mặt số quay vào trong người trẻ, dùng cánh tay trẻ kẹp giữ trong 5 phút
- Nếu dùng nhiệt kế điện tử thì chỉ cần giữ trong vòng 1 – 2 phút. Kết quả đo được tại nách từ 37,5 độ C là trẻ đã bị sốt.