Trong những ngày hè oi bức, điều hòa gần như hoạt động hết công suất để cả gia đình luôn mát mẻ và dễ chịu. Tuy nhiên, nếu không được vệ sinh định kỳ, điều hòa không chỉ giảm hiệu quả làm mát mà còn có thể phát tán vi khuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Bài viết dưới đây của Bibo Mart sẽ hướng dẫn cách vệ sinh điều hòa tại nhà đơn giản mà vẫn đảm bảo hiệu quả để không khí luôn thoáng mát, sạch sẽ trong suốt mùa hè.
1. Tại sao việc vệ sinh điều hòa định kỳ lại QUAN TRỌNG?
Vệ sinh điều hòa định kỳ không chỉ giúp thiết bị vận hành êm ái, tiết kiệm điện năng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là với trẻ nhỏ.
1.1 Tăng hiệu suất làm mát điều hòa, tiết kiệm điện
Khi điều hòa bị bám bụi, hiệu suất làm mát sẽ giảm đáng kể do các bộ phận như dàn lạnh, quạt gió… bị cản trở. Do đó, máy phải hoạt động mạnh hơn để đạt được nhiệt độ cài đặt, dẫn đến tiêu tốn nhiều điện năng hơn.
Việc vệ sinh định kỳ giúp loại bỏ bụi bẩn, giúp điều hòa vận hành mượt mà. Từ đó, giảm áp lực cho máy nén và tiết kiệm chi phí điện năng hàng tháng cho gia đình.

1.2 Loại bỏ các loại vi khuẩn, bụi bẩn trong không khí
Một chiếc điều hòa nếu lâu ngày không vệ sinh sẽ tích tụ nhiều vi khuẩn, nấm mốc, bụi mịn… tiềm ẩn nguy cơ gây ra các bệnh đường hô hấp như cảm cúm, viêm mũi dị ứng.
Đặc biệt, trẻ nhỏ và người lớn tuổi rất dễ bị ảnh hưởng từ không khí ô nhiễm. Sau khi vệ sinh, các lớp bụi bẩn và vi khuẩn được loại bỏ giúp không khí trong phòng luôn sạch sẽ, trong lành, an toàn hơn cho sức khỏe.
1.3 Kéo dài tuổi thọ thiết bị và giảm chi phí sửa chữa
Bụi bẩn tích tụ lâu ngày dễ dàng khiến các bộ phận bên trong máy nhanh hỏng. Việc áp dụng đúng cách vệ sinh điều hòa tại nhà cũng giúp các linh kiện ít bị hao mòn và tránh được tình trạng quá tải do bụi cản trở hoạt động của quạt và dàn lạnh. Nhờ vậy, bạn có thể tiết kiệm đáng kể chi phí bảo trì, sửa chữa và kéo dài thời gian sử dụng của thiết bị.

2. Bao lâu nên tự vệ sinh điều hòa tại nhà 1 lần?
Tùy theo mức độ sử dụng và điều kiện thiết bị, bạn có thể cân nhắc thời gian tự vệ sinh điều hòa tại nhà để đảm bảo sức khỏe cho bé như sau:
2.1 Đối với gia đình sử dụng điều hòa mỗi ngày
Nếu bật điều hòa thường xuyên, đặc biệt vào mùa hè thì nên vệ sinh lưới lọc bụi khoảng 1 tháng/lần. Phần dàn lạnh và dàn nóng nên được làm sạch kỹ lưỡng mỗi 3-6 tháng/lần để đảm bảo không khí luôn trong lành.
2.2 Đối với các gia đình không thường xuyên sử dụng điều hòa
Nếu chỉ sử dụng điều hòa vài lần mỗi tuần hoặc theo mùa, bạn có thể vệ sinh định kỳ 6 tháng/lần. Tuy nhiên, bạn vẫn nên thường xuyên kiểm tra định kỳ các bộ phận dễ bám bụi như lưới lọc hoặc quạt gió.

2.3 Trong môi trường nhiều bụi hoặc nhà có trẻ nhỏ
Nếu nhà bạn ở gần đường lớn hoặc có người già, trẻ nhỏ nhạy cảm với chất lượng không khí thì nên rút ngắn thời gian vệ sinh xuống 2 – 3 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe.
3. Hướng dẫn cách vệ sinh điều hòa tại nhà từ A-Z cực dễ làm
Việc tự vệ sinh điều hòa tại nhà không quá phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết từng bước cách rửa điều hoà tại nhà một cách an toàn, nhanh gọn:
3.1 Chuẩn bị dụng cụ tự vệ sinh điều hoà tại nhà
Để thực hiện đúng cách vệ sinh điều hòa tại nhà, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ chuyên dụng như sau:
– Tua vít: Dùng để tháo các ốc vít ở vỏ máy lạnh và bộ phận cần vệ sinh.
– Khăn sạch hoặc giẻ mềm: Lau chùi bề mặt ngoài và các bộ phận bên trong sau khi vệ sinh.
– Bình xịt nước hoặc máy xịt áp lực thấp: Dùng để làm sạch dàn lạnh và dàn nóng, lưu ý chọn lực xịt nhẹ để không làm hư hỏng linh kiện.

– Chai xịt tự vệ sinh điều hòa tại nhà chuyên dụng (nếu có): Hỗ trợ làm sạch sâu và khử khuẩn các bộ phận bên trong máy.
– Túi/nilon chắn nước: Che chắn phần tường hoặc sàn nhà, tránh nước bắn ra ngoài trong quá trình vệ sinh.
– Khẩu trang và găng tay: Bảo vệ bạn khỏi bụi bẩn, vi khuẩn và hoá chất tẩy rửa.
– Máy hút bụi cầm tay (nếu có): Dùng để hút bụi ở các khe, hốc nhỏ khó lau chùi bằng tay.
3.2 Các bước tự vệ sinh điều hòa tại nhà
Bước 1: Kiểm tra mức độ làm mát của điều hòa
Trước khi tiến hành vệ sinh, bạn nên bật điều hòa và hạ nhiệt độ xuống mức thấp nhất để kiểm tra điều hòa có làm lạnh bình thường không. Đồng thời, dùng remote điều khiển cánh quạt tản gió xem có vận hành ổn định hay không.

Nếu điều hòa hoạt động ổn định, bạn có thể tiếp tục vệ sinh. Ngược lại, nếu máy gặp sự cố, bạn nên liên hệ trung tâm bảo hành hoặc kỹ thuật viên để kiểm tra trước khi tiến hàng làm sạch.
Chú ý: Ngắt nguồn điện điều hòa để đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh.
Bước 2: Vệ sinh dàn lạnh
Đầu tiên, tháo quạt đảo gió và nắp trước của dàn lạnh theo chiều dưới lên trên, gỡ tấm lọc bụi ra khỏi thân máy. Dùng tua vít để tháo vỏ máy và bọc dàn lạnh bằng túi chuyên dụng để hứng nước thải và bọc nilon che khu vực mạch điện. Sau đó, xịt rửa, vệ sinh nhẹ nhàng bằng vòi xịt nước hoặc chai xịt vệ sinh chuyên dụng.
Bước 3: Vệ sinh dàn nóng
Tháo vỏ bảo vệ cục nóng bằng cách mở các ngàm giữ. Xịt rửa cánh quạt và các khe hở để loại bỏ bụi bẩn. Tiếp tục, xịt rửa mặt sau và thân ngoài cục nóng, sau đó lau lại bằng khăn khô sạch.

Bước 4: Kiểm tra thông số và bổ sung gas
Mở nắp bảo vệ mạch điện trên cục nóng của điều hòa và kết nối với đồng hồ đo gas. Dùng Ampe kế để đo dòng điện hoạt động của máy. So sánh thông số đo được với tiêu chuẩn từ nhà sản xuất để xác định lượng gas có đủ hay không. Nếu gas thiếu, bạn nên gọi kỹ thuật viên chuyên môn để nạp thêm, tránh tự ý thao tác gây nguy hiểm.
Bước 5: Lắp lại các bộ phận và vệ sinh tổng thể
Sau khi vệ sinh xong, lau sạch lại toàn bộ dàn nóng, dàn lạnh. Lắp lại tấm lọc bụi vào dàn lạnh, quạt đảo gió và cố định nắp máy từ trên xuống dưới bằng tua vít. Sau đó, lắp vỏ bảo vệ cho cục nóng, đảm bảo các khớp đúng vị trí. Bạn cũng cần dọn dẹp khu vực vệ sinh để đảm bảo không gian sạch sẽ, an toàn cho bé.

Bước 6: Khởi động lại điều hòa và kiểm tra hoạt động
Sau khi đã hoàn tất mọi bước vệ sinh và lắp ráp, bạn hãy bật lại nguồn điện và khởi động điều hòa. Hạ nhiệt độ xuống mức thấp nhất để kiểm tra khả năng làm lạnh và sự hoạt động ổn định của máy.
3.3 Cách vệ sinh điều hòa tại nhà âm trần
Dù thiết kế phức tạp hơn, bạn vẫn có thể tự thực hiện cách vệ sinh điều hòa tại nhà cho máy âm trần nếu thao tác đúng và cẩn thận:
Bước 1: Vệ sinh dàn lạnh
– Tháo mặt nạ dàn lạnh và lau sạch bằng khăn mềm.
– Kiểm tra kỹ khu vực bo mạch điện tử. Nếu có dấu hiệu ẩm, hãy dùng máy sấy tóc ở chế độ gió mát để làm khô nhẹ nhàng và chổi nhỏ để quét bụi xung quanh.

– Dùng chai xịt vệ sinh chuyên dụng để làm sạch lưới lọc, cánh tản nhiệt và các bộ phận bên trong. Khi thực hiện, bạn nên treo bạt chắn nước để hứng nước bẩn chảy ra và tuyệt đối không để nước dính vào bo mạch.
– Sau khi vệ sinh xong, lau khô toàn bộ các bộ phận bằng khăn sạch, để ráo rồi tiến hành lắp lại như ban đầu.
Bước 2: Vệ sinh dàn nóng
– Tháo lưới lọc và vỏ ngoài của cục nóng.
– Dùng vòi xịt hoặc bình xịt vệ sinh máy lạnh để làm sạch dàn ngưng tụ, quạt cục nóng và lưới lọc.
– Xịt rửa toàn bộ thân ngoài dàn nóng, đảm bảo loại bỏ sạch bụi bẩn và côn trùng bám lâu ngày.
– Dùng khăn khô lau lại các bộ phận, để khô hoàn toàn trước khi lắp lại đúng vị trí. Bạn cần thao tác nhẹ nhàng, tránh làm móp méo cánh tản nhiệt hoặc làm hỏng lưới lọc.

4. Lưu ý khi tự vệ sinh điều hòa tại nhà
Để đảm bảo việc vệ sinh máy lạnh diễn ra an toàn và không gây ảnh hưởng đến hệ thống bên trong, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý dưới đây:
– Ngắt điện hoàn toàn trước khi vệ sinh để tránh nguy cơ điện giật hay hỏng hóc linh kiện.
– Khi vệ sinh dàn lạnh, bạn cần chú ý tránh để nước dính vào bảng mạch điện tử hoặc dây điện bên trong.
– Không dùng hóa chất tẩy rửa mạnh, có tính ăn mòn cao vì có thể làm hư hại bề mặt nhựa hoặc linh kiện kim loại.
– Bạn không nên tự ý tháo lắp nếu không có chuyên môn

– Sau khi vệ sinh xong, nên lắp đặt lại dàn lạnh ngay, không để phơi lâu dưới ánh nắng mặt trời vì nhiệt độ cao có thể làm biến dạng nhựa hoặc giảm tuổi thọ linh kiện.
– Kiểm tra kỹ hệ thống ống dẫn gas, dây điện, và các van để kịp thời phát hiện sự rò rỉ hoặc hỏng hóc.
– Với các loại điều hòa có sử dụng van, cần kiểm tra và điều chỉnh mức xì van đúng chuẩn kỹ thuật, tránh rò rỉ gây mất lạnh hoặc nguy hiểm khi vận hành.
– Ngoài việc tự vệ sinh tại nhà, bạn cũng nên thuê dịch vụ chuyên nghiệp để bảo dưỡng toàn bộ hệ thống điều hòa 1-2 lần/năm để kiểm tra và khắc phục sớm các lỗi tiềm ẩn.
>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh nằm điều hòa bao nhiêu độ là ổn? |
Phần kết
Là ba mẹ, ai cũng mong muốn mang đến cho con cái một môi trường sống an toàn, trong lành và khỏe mạnh. Vệ sinh điều hòa định kỳ chính là một trong những việc làm nhỏ nhưng giúp bảo vệ hệ hô hấp non nớt của trẻ khỏi bụi bẩn, vi khuẩn và nấm mốc.
Mong rằng với những chia sẻ của Bibo Mart về cách vệ sinh điều hoà tại nhà, bạn đã có thêm kiến thức và tự tin hơn trong việc chăm sóc và bảo vệ không gian sống trong lành cho cả gia đình.
💥TẢI APP “BIBO MART” LIỀN TAY – NHẬN NGAY VOUCHER💥
– Hàng trăm HotDeal cực sốc mỗi ngày – Cơ hội nhận Voucher đặc biệt – Tích lũy Bixu đổi quà, đổi Voucher mua hàng cực chất 🎁 Đặc biệt khách hàng lần đầu tải App – Tặng ngay 30.000 Bixu – Đổi quà siêu dễ – Tặng thêm Voucher mua hàng 20K |