Sự phát triển của trẻ tuần 3

Ở tuần thứ hai, cách giao tiếp duy nhất của bé là khóc, nhưng bạn có thể giao tiếp với bé bằng giọng nói và sự tiếp xúc. Bé thích được ôm ấp, âu yếm, hôn, vuốt ve và ẵm bồng.

Bé 1 tháng tuổi thay đổi như thế nào ở tuần thứ ba?

Tử cung người mẹ là môi trường ấm và dễ chịu, vì vậy sau khi chào đời, bé cần thời gian để thích ứng với cuộc sống ngoài cơ thể mẹ. Khi bé 2 tuần tuổi, phần nhiều thời gian bé chỉ ngủ, nằm yên, hoặc ngọ nguậy.Cách giao tiếp duy nhất của bé là khóc, nhưng bạn có thể giao tiếp với bé bằng giọng nói và cử chỉ vì các bé 2 tuần tuổi có thể nhận ra giọng của mẹ và phân biệt với những giọng khác.Bé 1 tháng tuổi ở giai đoạn đầu 2 tuần tuổi cũng thích được ôm ấp, âu yếm, hôn, vuốt ve và ẵm bồng. Bé có thể nói “a” khi nghe thấy giọng hay nhìn thấy khuôn mặt bạn, và bé sẽ háo hức tìm kiếm bạn. Nhớ là, bé chỉ nhìn được trong phạm vi gần nên bạn hãy cúi gần gương mặt mỗi lần chơi cùng con nhé.

Cuộc sống của mẹ khi bé 1 tháng tuổi ở giai đoạn 2: Trầm cảm sau sinh

Có thể bạn cho rằng đây là điều vô lý nhưng trên thực tế có nhiều mẹ lại cảm thấy chán nản, dễ khóc, buồn rầu, hay cáu kỉnh. Thực ra, có một vài nguyên nhân khiến khoảng một nửa số bà mẹ gặp phảichứng trầm cảm sau sinh.

Trong suốt tuần đầu tiên ở nhà với bé, sự mất ngủ, việc phục hồi sức khỏe sau khi sinh, công việc chăm sóc trẻ sơ sinh, việc thiếu kinh nghiệm chăm sóc con trẻ, không có người giúp đỡ, sẽ dễ gây ra căng thẳng cho mẹ. Bên cạnh đó, những thay đổi lớn về nội tiết tố sau khi sinh cũng ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn, nhất là khi bạn đã từng bị hội chứng tiền kinh nguyệt nặng. Cộng thêm sự kỳ vọng của xã hội hiện đại về những bà mẹ có thể “làm tất cả” khiến bạn có thể có những dấu hiệu của trầm cảm nhẹ.Những cảm giác này là bình thường và bạn có thể vượt qua.

Nên tâm sự với người bạn yêu thương và tin tưởng như chồng, ba mẹ, họ hàng, hay một người bạn thân. Chia sẻ thông tin với người khác có thể giúp bạn nhận ra rằng không phải một mình bạn gặp tình trạng này và bạn dễ dàng vượt qua hơn.

Dành thời gian cho chính mình.Thỉnh thoảng, hãy để chồng hay ông bà ở cùng với bé trong khi bạn đi thăm bạn bè, đi mua sắm, hoặc đơn giản là tắm thư giãn. Ngay cả việc ngồi nghỉ ngơi ngoài vườn, công viên hoặc đi dạo với bé để không khí trong lành cũng rất có ích.

Mẹ hãy tạo cơ hội để bố và con gần gũi nhau, thông qua đó, bố cũng sẽ trợ giúp mẹ phần nào

Tạm gác công việc sang một bên. Nhớ rằng đây là thời gian bạn nghỉ sinh. Hãy tắt điện thoại và tránh xa máy tính. Dùng những tuần này để nuôi dưỡng mối quan hệ của bạn với gia đình.

Nếu những cảm giác này kéo dài nhiều tuần, hãy gặp bác sĩ. Vì rất có thể bạn đã mắc chứng trầm cảm sau sinh (PPD). Những dấu hiệu của chứng PPD bao gồm lo lắng quá độ, hoảng loạn, thay đổi thói quen ăn uống như ăn quá nhiều hoặc mất khẩu vị, mất ngủ, thậm chí có vài trường hợp có những ý nghĩ về việc làm tổn hại bản thân hay con trẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *