Mẹ bầu làm gì để con khoẻ mạnh trong bụng mẹ

Mẹ bầu làm gì để con khoẻ mạnh ? Chế độ sinh hoạt ra sao để tránh dị tật thai nhi ?… Hàng loạt lo lắng sẽ đến với mẹ khi mẹ mang bầu, nhất là bầu con đầu. Đừng lo, hãy đọc bài viết dưới đây của BiBo Mart để an tâm hơn nhé !

Trong bài viết này, các chuyên gia BiBo Care muốn nhắn nhủ đến các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn mang thai lần đầu, là mặc dù sẽ có khá nhiều những thay đổi nhưng hầu hết chúng đều là những phản ứng bình thường của cơ thể khi mang thai. Các bạn chỉ cần giữ một tâm thái vui vẻ, thoái mái. Mọi việc đảm bảo sẽ ổn cả!

Bà bầu nên ăn uống như thế nào?

mẹ bầu ăn gì để con khoẻ mạnh
Mẹ bầu nên ăn như thế nào ?
Nếu muốn trả lời cho câu hỏi “Mẹ bầu ăn gì để con khoẻ mạnh ?”. Trước hết, sẽ không có bà bầu nào được khuyên nhiều về mặt số lượng. Sự ăn uống của bà bầu phải được đảm bảo đủ chất mà mẹ lại không tăng cân quá mức cần thiết. Chăm sóc thai kỳ nhưng không quên chuẩn bị hồi phục vóc dáng sau sinh.
Mức cân nặng tăng trong mức lý tưởng cho cả mẹ và bé trong cả quá trình mang thai là từ 12-15 kg. Tăng khoảng 2 kg ở 3 tháng đầu và khoảng 2 kg cho mỗi tháng kế tiếp sau tháng thứ 3.

Bí quyết ăn uống lành mạnh cho mẹ bầu

Quá trình mang thai sẽ khiến cho cơ thể phụ nữ nặng nề hơn. Bụng ngày càng to hơn, và nhu cầu nạp năng lượng cũng nhiều hơn. Các mẹ nên ưu tiên chia nhỏ bữa ăn ra 5-6 bữa thay vì chỉ 3-4 bữa. Việc làm này giúp cơ thể bạn có cảm giác không bị quá mệt do ăn quá no vào một bữa.

Buổi sáng:

 

 

Mẹ bầu làm gì để con khoẻ mạnh
Bữa sáng cho mẹ bầu đầy đủ dinh dưỡng
Sau khi tập thể dục nhẹ nhàng khoảng 30 – 45 phút, bạn nên lựa chọn những món ăn cung cấp nhiều năng lượng như: 2 lát bánh mì nguyên cám, 2 quả trứng, rau xanh dạng hấp, luộc. Ngoài ra bạn cũng có thể thêm vài lát trái cây ít đường như táo xanh, các loại quả mọng ….

Bữa ăn phụ:

Mẹ có thể ăn bữa phụ sau vài tiếng ăn bữa chính. Ví dụ sữa chua không đường hoặc sữa tươi không béo cung cấp protein, canxi cho sự phát triển của em bé. Ngoài ra những thực phẩm trên còn giúp mẹ ổn định đường trong máu, tăng cường canxi…

Bữa trưa và tối:

Bữa trưa và tối mẹ nên ưu tiên những thực phẩm giàu protein. Mẹ có thể ăn thịt nạc hoặc cá ăn kèm với rau xanh, salad chế biến đơn giản không dầu mỡ, không đường, gia vị vừa phải. Mẹ nên tránh những món mặn vì sẽ làm tăng lượng sodium trong cơ thể.
Bên cạnh việc đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý hơn các mẹ nên đều đặn đi khám thai theo hướng dẫn của bác sỹ. Ngoài ra các mẹ nên ăn mặc gọn gàng, thoải mái. Các bộ quần áo mặc ở nhà, những bộ quần áo thoái mái là sự lựa chọn tốt nhất

Kinh nghiệm để mẹ bầu có 9 tháng mang thai hạnh phúc

Những kinh nghiệm thú vị dưới đây sẽ giúp 9 tháng mang thai trở nên vui vẻ hạnh phúc hơn:
  • Không bỏ lỡ cơ hội được tham gia vào các hoạt động khiến cho tinh thần vui tươi, tích cực.
  • Tránh xa tiêu cực, những điều khiến bạn stress. Thay vào đó hãy học thêm những kiến thức mới để chuẩn bị cho bé chào đời.
  • Hãy chăm chút cho hình ảnh của bản thân mình. Tránh xa những bộ váy bầu cồng kềnh gây cho bạn cảm giác mệt mỏi.
  • Thư giãn mỗi khi có thể bằng âm nhạc, đặc biệt là nhạc cổ điển, hoặc các bài nhạc vui tuơi nhẹ nhàng.
Mẹ bầu làm gì để con khoẻ mạnh
Mẹ bầu nên giữ tâm trạng vui vẻ hàng ngày
Các bạn hãy nhớ, tâm lý của bà bầu ảnh hưởng trưc tiếp đến sức khỏe thể chất và tinh thần của thai nhi. Theo các chuyên gia, nếu khi mang thai mẹ bầu duy trì tâm lý vui vẻ, thoải mái thì bé sinh ra cũng sẽ khỏe mạnh và vui tươi. Ngược lại, nếu tâm trạng bà bầu không ổn định cơ thể mẹ sẽ sản sinh ra cortisol và dolpamine. Hai loại hoóc-môn này sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ. Nguy cơ mắc chứng tăng động hay chậm nói cũng sẽ cao hơn.
Trên đây là những bí quyết để mẹ cũng như em bé khoẻ mạnh trong suốt quá trình mang thai. Chúc các mẹ một hành trình mang thai an toàn và khoẻ mạnh. Chúc các mẹ sớm “mẹ tròn con vuông”!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *